iStock 31/10/2024: Phân tích mô hình Cây nêm hướng xuống (Falling Wedge) của cổ phiếu REE
- 01/11/2024
- 0 bình luận
iStock 31/10/2024: Phân tích mô hình Cây nêm hướng xuống (Falling Wedge) của cổ phiếu REE
Dưới đây là biểu đồ theo ngày (daily chart) của cổ phiếu REE được cập nhật tới hết ngày giao dịch 31/10/2024. iPro xin gửi tới bạn đọc bài phân tích này với sự kết hợp đa dạng của nhiều công cụ Phân tích kỹ thuật nhằm hướng tới 2 mục đích:
Dưới đây là biểu đồ theo ngày (daily chart) của cổ phiếu REE được cập nhật tới hết ngày giao dịch 31/10/2024. iPro xin gửi tới bạn đọc bài phân tích này với sự kết hợp đa dạng của nhiều công cụ Phân tích kỹ thuật nhằm hướng tới 2 mục đích:
- Giúp bạn đọc có thêm kênh tham khảo về những ứng dụng thực chiến của kiến thức Phân tích kỹ thuật vào trong phân tích cổ phiếu ở Việt Nam
- Giúp bạn đọc có thêm kênh tham khảo về các cổ phiếu tạo đáy/tạo đỉnh trong ngắn hạn.
Tổng quan về xu hướng của cổ phiếu REE từ năm 2020 tới nay (hết ngày 31.10.2024)

Như mô tả biểu đồ trên, bạn đọc có thể nhận thấy từ tháng 03.2020 tới tháng 06.2022 cổ phiếu REE đã có một sóng tăng ngoạn mục cả về thời gian hình thành và mức tăng giá của nó (đánh dấu số 1). Sau đó cổ phiếu chuyển qua giai đoạn điều chỉnh và quá trình điều chỉnh diễn ra từ tháng 06.2022 tới khi tạo đáy vào tháng 11.2023 với mô hình tam giác đáy bằng (đánh dấu số 2), bên trong mô hình tam giác đáy bằng này cũng xuất hiện một số mô hình giá như được mô tả ở biểu đồ trên.
Điểm số 3 được đánh dấu là điểm đột phá (breakout) khi giá cổ phiếu tăng mạnh 2 phiên liên tiếp với nến xanh rỗng, khối lượng tăng và đóng cửa vượt hẳn khỏi đường cạnh trên của mô hình tam giác này - cạnh trên của các mô hình giá luôn là đường kháng cự, nên điểm này cũng chính là điểm vượt đường kháng cự trung hạn của cổ phiếu REE (thực ra đường kháng cự này hình thành hơn 1 năm nên có thể dùng là đường kháng cự dài hạn, tuy nhiên iPro đang xét từ thời điểm năm 2020 nên sử dụng tên gọi đường kháng cự trung hạn để phù hợp với các giai đoạn khác). Sau khi vượt khỏi cạnh trên của mô hình giá, REE đã tăng lên một đoạn rồi tạo đỉnh và quay đầu điều chỉnh ngay sau đó, mức điều chỉnh này đã về gần chạm tới đường cạnh trên của mô hình mà REE đã vượt trước đó và sau đó bật tăng trở lại thành một con sóng tăng mạnh tới khi tạo đỉnh vào tháng 07.2024, quá trình điều chỉnh về lại đường cạnh trên của mô hình giá này được gọi là hiện tượng throwback, hay còn gọi là hiện tượng test lại đường kháng cự đã vượt. Quá trình test thành công khi cổ phiếu chạm đường này liền bật tăng mạnh sau đó (nếu test thất bại cổ phiếu sẽ giảm xuyên thủng đường này và trở về lại mô hình giá trước đó, hay nói cách khác là tiếp tục xu hướng giảm trước đó).
Sau khi tạo đỉnh vào tháng 07.2024 cổ phiếu bước vào quá trình điều chỉnh trung hạn với quá trình điều chỉnh diễn ra tới nay vẫn còn chưa xong, mức điều chỉnh từ vùng đỉnh tới mức thấp nhất là giảm -20.9% (Từ giá cao nhất là 75,700 đồng/cp vào ngày 17.07.2024 tới mức giá thấp nhất là 62,600 đồng/cp vào ngày hôm nay 31.10.2024), thời gian diễn ra hơn 3 tháng và hình thành nên mô hình giá Cây nêm hướng xuống (Falling Wedge).
REE thường hình thành mô hình giá trong quá trình vận hành của mình
Bây giờ chúng ta nhìn sát hơn chút nữa về biểu đồ giá của REE từ tháng 11.2023 tới hiện tại (31.10.2024). Bạn đọc có thể thấy sau khi cổ phiếu tạo đáy vào tháng 11.2023 (đây cũng chính là thời điểm tạo đáy của thị trường chung) thì sau đó cổ phiếu tăng mạnh lên tới khi tạo đỉnh vào tháng 07.2024 và quá trình vận hành con sóng tăng này diễn ra khá nhẹ nhàng, với những sóng thứ cấp giảm đều được hình thành dưới dạng mô hình giá, mức giảm của mô hình rất nhẹ, trong khi sóng thứ cấp tăng lại là những con sóng tăng mạnh - hay nói cách khác là cổ phiếu cứ tăng mạnh lên rồi tích lũy nhẹ nhàng bằng mô hình giá, rồi sau đó tiếp tục tăng mạnh.

Có một lưu ý khi bạn đọc xem biểu đồ giá trên của REE: đó là iPro không gọi tên các mô hình giá, thực ra các mô hình giá dưới đây đều có tên gọi theo sách giáo khoa, nhưng về cơ bản thì bản chất của một mô hình giá là sự kết hợp của cạnh trên là đường kháng cự và cạnh dưới là đường hỗ trợ, quá trình cổ phiếu vận hành trong sự co hẹp giữa cạnh trên và cạnh dưới sẽ hình thành nên một mô hình giá và quá trình đó sẽ nói lên cho chúng ta biết được sự vận hành của cung cầu như thế nào, nhưng vận hành như thế nào cũng không quan trọng bằng điểm vượt khỏi cạnh trên hay điểm xuyên thủng cạnh dưới của mô hình giá. Như dưới đây là REE đã liên tục vượt cạnh trên của mô hình giá - hay nói cách khác là giá cổ phiên liên tục vượt kháng cự để tiếp tục bứt phá theo sóng tăng chính của nó - lưu ý quan trọng, có 2 điểm mua theo mô hình đó là điểm mua khi giá vượt khỏi cạnh trên của mô hình với tỷ trọng ví dụ 40% vốn và điểm mua khi giá vượt khỏi đỉnh của mô hình với tỷ trọng ví dụ 60% - điều này có nghĩa rằng: không all-in toàn bộ vốn vào một điểm và đặc biệt là điểm bắt đầu vượt khỏi cạnh trên của mô hình nhé bạn.
Quay lại biểu đồ trên, bạn đọc có thể thấy từ đỉnh tháng 07.2024 tới thời điểm hiện tại cổ phiếu đã giảm hơn 20% và hình thành mô hình giá Cây nêm hướng xuống (Falling Wedge). iPro sẽ đi tới phân tích kỹ hơn về mô hình này và đưa ra các cơ hội giao dịch cổ phiếu này trong thời gian tới.
Phân tích kỹ về mô hình giá Cây nêm hướng xuống (Falling Wedge) đang hình thành ở thời điểm hiện tại và cơ hội giao dịch của cổ phiếu REE

Như biểu đồ trên mô tả về mô hình giá Cây nêm hướng xuống (Falling Wedge), cạnh trên của mô hình là đường kháng cự với 4 lần tạo đỉnh - đương nhiên là các đỉnh sau luôn thấp hơn các đỉnh trước, nhưng các đỉnh dần về cuối thì mức giảm so với đỉnh trước đó càng nhẹ nhàng hơn (đỉnh 2 giảm so với đỉnh 1 nhiều hơn là đỉnh 3 giảm so với đỉnh 2,...) và cạnh dưới của mô hình là đường hỗ trợ với 3 lần tạo đáy và các đáy sau cũng thấp hơn các đáy trước.
Các bạn có thể nhìn thấy, iPro đang đặt nghi vấn để theo dõi về việc liệu cổ phiếu đã tạo vùng đáy cuối cùng trong những ngày vừa qua hay không, vì chúng ta có thể thấy được vùng này được tích lũy khá lâu, kể cả phiên giao dịch ngày 31.10.2024 hôm nay diễn ra thì mức giảm thấp nhất về 62,600 đồng/cp cũng là quanh vùng đáy này nhưng khối lượng bán vùng giá này cực thấp (chỉ có 300 cổ phiếu). Ngoài ra, như mô tả trong biểu đồ trên, quá trình hình thành mô hình giá này diễn ra với sự giảm sút dần của khối lượng giao dịch và tới hiện tại thì gần như là khối lượng giao dịch mỗi phiên rất thấp - có thể đọc vị được rằng đã ở vùng quá bán, hay còn gọi là cạn cung của cổ phiếu này.
Nếu nhìn lùi lại một số phiên giao dịch trước thì sau khi giảm từ đỉnh 3 xuống, cổ phiếu đã đi ngang trong biên độ rất hẹp với thanh khoản cạn kiệt trong 4 phiên giao dịch và sau đó xuất hiện phiên tăng giá mạnh với nến đóng cửa xanh rỗng, điểm đóng cửa cao nhất phiên, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với các phiên giao dịch trước, sau đó cũng là phiên tăng giá nhưng mức tăng nhẹ vì gặp ngay đường cản kháng cự là cạnh giá trên của mô hình tuy nhiên khối lượng vẫn tiếp tục tăng và hôm nay mặc dù cổ phiếu giảm trở lại nhưng khối lượng cũng giảm sút theo - Như vậy qua đó chúng ta có thể đọc vị rằng, lực cầu tham gia vùng này của cổ phiếu đang mạnh lên và sẵn sàng tham gia nhiều với mức giá cao, trong khi áp lực bán vẫn còn nhưng không còn quyết liệt.
Giá cổ phiếu đã co hẹp rất mạnh về phần cuối của mô hình, tính tới thời điểm hiện tại thì chưa cho tín hiệu xác nhận tạo đáy xong và hoàn thiện mô hình xong nhưng với những gì REE đã diễn ra trong thời gian qua thì iPro cho rằng thời điểm này rất phù hợp cho những nhà đầu tư trung hạn hoặc đầu cơ ngắn hạn có sự kiên nhẫn có thể tích lũy cổ phiếu này - kể cả lúc cổ phiếu giảm tiếp trong thời gian tới, vì iPro cho rằng mức giảm sẽ không nhiều và xác suất giảm sẽ không cao nên cần chủ động tích lũy cổ phiếu trước. Lưu ý với tính chất của việc tích lũy là: không mua all-in, nên chia tỷ trọng giải ngân ra ví dụ vùng này chỉ nên tích lũy 40% và dùng vốn bằng tiền mặt - có nghĩa là nói KHÔNG VỚI MARGIN. Nếu như quá trình tích lũy diễn ra thành công và sau đó cổ phiếu bật tăng vượt cạnh trên của mô hình thì nhà đầu tư có thể mua thêm 40% vốn và phần vốn còn lại là 20% sẽ mua vào khi cổ phiếu tăng vượt vùng đỉnh 4 như mô tả ở biểu đồ trên.
KẾT LUẬN
Từ phân tích trên, iPro nhắc lại khuyến nghị về cơ hội giao dịch cổ phiếu REE trong thời gian tới như sau:
- Thời điểm này rất phù hợp cho những nhà đầu tư trung hạn hoặc đầu cơ ngắn hạn có sự kiên nhẫn có thể tích lũy cổ phiếu này - kể cả lúc cổ phiếu giảm tiếp trong thời gian tới, vì iPro cho rằng mức giảm sẽ không nhiều và xác suất giảm sẽ không cao nên cần chủ động tích lũy cổ phiếu trước.
- Lưu ý với tính chất của việc tích lũy là: không mua all-in, nên chia tỷ trọng giải ngân ra ví dụ vùng này chỉ nên tích lũy 40% và dùng vốn bằng tiền mặt - có nghĩa là nói KHÔNG VỚI MARGIN. Nếu như quá trình tích lũy diễn ra thành công và sau đó cổ phiếu bật tăng vượt cạnh trên của mô hình thì nhà đầu tư có thể mua thêm 40% vốn và phần vốn còn lại là 20% sẽ mua vào khi cổ phiếu tăng vượt vùng đỉnh 4 như mô tả ở biểu đồ trên.
Tốt nhất, nếu nhà đầu tư mua tích lũy cổ phiếu REE theo bài phân tích khuyến nghị của iPro thì có thể liên hệ trực tiếp với iPro qua zalo số 0909740156 hoặc CHAT TRỰC TIẾP qua website để được iPro tư vấn và đồng hành sau đó.
Xin cảm ơn bạn, chúc bạn đầu tư thành công!