iStock 16/10/2024: Phân tích mô hình tam giác cân của cổ phiếu MSN
- 16/10/2024
- 0 bình luận
iStock 16/10/2024: Phân tích mô hình tam giác cân của cổ phiếu MSN
Dưới đây là biểu đồ theo ngày (daily chart) của cổ phiếu MSN được cập nhật tới hết ngày giao dịch 16/10/2024. iPro xin gửi tới bạn đọc bài phân tích này với sự kết hợp đa dạng của nhiều công cụ Phân tích kỹ thuật nhằm hướng tới 2 mục đích:
Dưới đây là biểu đồ theo ngày (daily chart) của cổ phiếu MSN được cập nhật tới hết ngày giao dịch 16/10/2024. iPro xin gửi tới bạn đọc bài phân tích này với sự kết hợp đa dạng của nhiều công cụ Phân tích kỹ thuật nhằm hướng tới 2 mục đích:
- Giúp bạn đọc có thêm kênh tham khảo về những ứng dụng thực chiến của kiến thức Phân tích kỹ thuật vào trong phân tích cổ phiếu ở Việt Nam
- Giúp bạn đọc có thêm kênh tham khảo về các cổ phiếu tạo đáy/tạo đỉnh trong ngắn hạn.
Biểu đồ thứ 1: biểu hiện tổng quan về quá trình tạo đáy của cổ phiếu
.png)
Như bạn đọc có thể nhìn thấy trên biểu đồ, MSN suốt một thời gian dài trước đó (cụ thể là từ đỉnh tháng 12/2021 tới đáy tháng 10/2023) cổ phiếu vận động trong một xu hướng giảm dài hạn và bị chặn trên bởi đường xu hướng giảm, ở đây iPro vẽ mô tả một kênh đường xu hướng giảm để thể hiện vùng kháng cự mà MSN đã vấp phải trong quá trình vận hành của mình suốt 2 năm đó.
Vào đầu tháng 03/2024 cổ phiếu xuất hiện lực mua mạnh, nến đóng cửa xanh rỗng, điểm đóng cửa cao nhất, thân nến lớn và khối lượng giao dịch tăng mạnh đã chính thức xác nhận vượt khỏi đường xu hướng sóng giảm dài hạn và chuyển mình qua một trạng thái mới, hay nói cách khác là một chu kỳ mới của MSN bắt đầu.
Giống như bao cổ phiếu khác, MSN cũng vậy, sau khi thoát khỏi xu hướng giảm thì chuyển qua trạng thái tích lũy đi ngang, có tăng nhưng mức tăng không đáng kể và phần lớn thời gian là biến động trong biên độ hẹp và như bạn đọc nhìn thấy dưới đây thì:
- Sau khi vượt khỏi đường xu hướng sóng giảm thì MSN tăng mạnh lên đỉnh 1 nhưng sau đó giảm dần trở lại chạm vùng đường xu hướng giảm trước đó - đây được gọi là hiện tượng test lại đường xu hướng sau khi vượt hay còn gọi là Throwback.
- Quá trình test thành công khi cổ phiếu sau khi chạm đường xu hướng giảm liền bật tăng trở lại (nếu test thất bại thì cổ phiếu sẽ giảm xuyên thủng trở lại đường xu hướng này và tiếp tục dịch chuyển theo xu hướng sóng giảm trước đó), nhưng quá trình tăng lên bị cản trở bởi đỉnh 1 nên cổ phiếu đã giằng co mạnh trong suốt thời gian qua. Đây được xem là quá trình tích lũy tạo nền của cổ phiếu, được diễn ra từ Đỉnh 1 là ngày 14/03/2024 cho tới nay ngày 16/10/2024) - tương đương tích lũy trong 7 tháng.
- Quá trình tích lũy diễn ra trong biên độ hẹp và hình thành nên mô hình giá Tam giác cân, đặc biệt là khối lượng đột biến - đây là một điều khá đặc biệt vì thường mô hình tam giác cân nói riêng và các mô hình giá nói chung thường diễn ra trong biên độ hẹp với thanh khoản thấp.
Biểu đồ thứ 2: mô tả mô hình tam giác cân và đưa ra các kịch bản giao dịch đối với cổ phiếu MSN trong thời gian tới
Giờ iPro sẽ phân tích sâu hơn về mô hình tam giác cân và đưa ra kịch bản giao dịch đối với cổ phiếu này trong thời gian tới. Lưu ý rằng việc mua vào theo khuyến nghị từ các bài phân tích của iPro để tránh rủi ro thì bạn đọc nên liên hệ trực tiếp với iPro qua kênh Chat qua website hoặc zalo số 0909740156 để iPro sẽ tư vấn bám sát hơn.
Giờ iPro sẽ phân tích sâu hơn về mô hình tam giác cân và đưa ra kịch bản giao dịch đối với cổ phiếu này trong thời gian tới. Lưu ý rằng việc mua vào theo khuyến nghị từ các bài phân tích của iPro để tránh rủi ro thì bạn đọc nên liên hệ trực tiếp với iPro qua kênh Chat qua website hoặc zalo số 0909740156 để iPro sẽ tư vấn bám sát hơn.

Bạn đọc có thể nhìn thấy biểu đồ dưới đây, sau khi MSN tạo đỉnh 1 thì liền sau đó giảm trở lại tới điểm A và biến động tăng giảm đan xen nhưng có một số điểm quan trọng như sau:
- Các đợt tăng giảm bắt đầu tư đỉnh 1 tới A, A lên B, B xuống C, C lên D và D xuống E đã tạo thành một mô hình tam giác cân. Mô hình tam giác cân là mô hình có đường nối các đỉnh từ Đỉnh 1-B-D dốc xuống và đường nối các đáy A-C-E dốc lên, khi vẽ 2 đường này chúng ta thấy rõ về một hình tam giác cân được hình thành. Mô hình tam giác cân là mô hình thể hiện sự cân bằng giữa bên mua (bên cầu) và bên bán (bên cung). Đường dốc xuống được nối từ các đỉnh với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước cho thấp áp lực bán mạnh dần về sau hay nói cách khác là lực bán đã mạnh dần lên nên khiến cho các đỉnh sau không thể hồi tăng cao lên bằng hoặc trên đỉnh trước đó. Đường dốc lên được nối từ các đáy với đáy sau cao hơn đáy trước lại cho thấy áp lực mua mạnh dần về sau hay nói cách khác là lực mua đã mạnh dần lên nên khiến cho các đáy sau giảm nhẹ hơn và dừng lại ở các mức cao hơn so với các đáy trước. Chính vì vậy, xét tổng thể thì cung cầu cân bằng trong mô hình tam giác cân này.
- Đường phía trên - hay còn gọi là cạnh trên của mô hình được sử dụng làm đường kháng cự và đường phía dưới - hay còn gọi là cạnh dưới của mô hình được sử dụng làm đường hỗ trợ.
Và thời gian qua, chính xác thì vào ngày 10/10/2024 cổ phiếu xuất hiện phiên tăng rất mạnh với nến đóng cửa xanh rỗng, mức giá đóng cửa gần cao nhất phiên, thân nến dài và đặc biệt khối lượng giao dịch đột biến, có thể nói đây là phiên giao dịch với khối lượng tăng lịch sử trong thời gian qua. Từ đó cho ta thấy một số điểm quan trọng như sau:
- Phiên tăng mạnh vào ngày 10/10 chính là điểm vượt khỏi cạnh trên của mô hình tam giác cân - hay nói cách khác là 60% xác nhận mô hình đã hoàn thành và giá dịch chuyển theo hướng tăng. Nhưng chúng ta cũng cần chờ xác nhận 40% còn lại bằng việc cổ phiếu cần phải xuất hiện phiên tăng giá mạnh, khối lượng cao (nhưng hạn chế sự đột biến quá lớn như phiên 10/10 trên) đóng cửa vượt khỏi hoàn toàn Đỉnh của mô hình tam giác này - tức là vượt khỏi Đỉnh 1.
- Việc cổ phiếu vượt khỏi cạnh trên của mô hình tam giác với sự đột biến khối lượng như ngày 10/10 cho thấy lượng hàng sẵn sàng bán vùng đỉnh sẽ rất lớn, điều này có nghĩa rằng khi cổ phiếu tiếp cận vùng đỉnh 1 sẽ xảy ra áp lực bán lớn dần và hiện giờ cổ phiếu đang diễn biến như vậy. Ngoài ra, việc cổ phiếu đã mất quá nhiều lực mới có thể vượt qua được cạnh trên của tam giác, và nếu điều này vẫn tiếp tục diễn ra ở phiên vượt đỉnh 1 trong tương lai (nếu có) thì mức tăng giá sau đó sẽ không nhiều.
Từ phân tích trên chúng ta có thể nhận ra được kịch bản giao dịch đối với cổ phiếu MSN như sau:
- Hiện giờ cổ phiếu đang giằng co khi tiếp cận vùng đỉnh 1 - việc mua vào thời điểm này khá rủi ro. Bạn đọc có thể mua vào khi cổ phiếu xuất hiện phiên giao dịch tăng giá tốt vượt khỏi đỉnh 1.
- Trong trường hợp thời gian tới cổ phiếu không vượt qua được vùng đỉnh 1, thay vào đó tiếp tục giằng co quanh vùng này và sau đó giảm ngược trở lại mô hình tam giác - có nghĩa là giá đóng cửa dưới cạnh trên của mô hình tam giác thì điều này cho thấy cổ phiếu sẽ bước vào đợt giảm mạnh sau đó. Thường theo quan sát của iPro, với những cổ phiếu đã vượt qua cạnh trên của mô hình giá mà không tăng mà sau đó còn giảm ngược trở lại vào mô hình thì sau đó là xu hướng giá giảm mạnh, ngược lại nếu những cổ phiếu đã giảm xuyên thủng cạnh dưới của mô hình giá mà không giảm tiếp mà sau đó còn tăng ngược trở lại vào mô hình thì sau đó là xu hướng giá tăng mạnh.
Bạn đọc có thể chat trực tiếp với iPro qua đây: CHAT TRỰC TIẾP
Hoặc qua zalo 0909740156
Hoặc qua zalo 0909740156