iNote 24/05/2024: Thị trường rung lắc mạnh khi tiếp cận vùng đỉnh cũ
- 27/05/2024
- 0 bình luận
[UPDATE KẾT THÚC PHIÊN GIAO DỊCH NGÀY 24/05/2024]
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/05/2024 chỉ số Vn-Index đóng cửa tại 1261.93 điểm, giảm -19.10 điểm (tương đương giảm -1.49%) với hơn 72.8% số cổ phiếu giảm giá và chỉ có 18.6% số cổ phiếu tăng giá. Thanh khoản tăng mạnh với hơn 32,412 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt hơn 1,244 triệu cổ phiếu, tăng 49.31% so với phiên giao dịch trước đó và là phiên giao dịch có thanh khoản cao nhất kể từ ngày 16/04/2024 tới hiện tại. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1,524 tỷ đồng, hầu như từ tháng 09/2023 tới nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng rất mạnh và liên tục không ngừng.
Nhận diện thị trường như nó đang là:
Dưới đây là biểu đồ kỹ thuật của chỉ số Vn-Index (đại diện cho xu hướng thị trường Chứng khoán Việt Nam) và những nhận diện của iPro về thị trường hiện tại (không dự báo) để chúng ta có cái nhìn khách quan và đúng nhất về vị thế của thị trường đang như thế nào.
Như các bạn có thể thấy biểu đồ dưới đây, xét về xu hướng theo lý thuyết Dow thì xu hướng tăng trung hạn đã xác nhận kết thúc vào phiên giao dịch 15/04/2024 với cây nến đỏ đặc đóng cửa gãy đường xu hướng tăng trung hạn, điều này chính thức chuyển hướng của thị trường từ tăng trung hạn sang xu hướng khác và thời gian qua nếu tính từ đỉnh 1 (1293.9 điểm, ngày 28/03/2024) tới nay thì có thể dễ dàng nhận thấy thị trường đang trong xu hướng trung hạn đi ngang (sideway trend) và chúng ta đi sâu hơn một chút về quá trình đi ngang này của thị trường như sau:
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/05/2024 chỉ số Vn-Index đóng cửa tại 1261.93 điểm, giảm -19.10 điểm (tương đương giảm -1.49%) với hơn 72.8% số cổ phiếu giảm giá và chỉ có 18.6% số cổ phiếu tăng giá. Thanh khoản tăng mạnh với hơn 32,412 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt hơn 1,244 triệu cổ phiếu, tăng 49.31% so với phiên giao dịch trước đó và là phiên giao dịch có thanh khoản cao nhất kể từ ngày 16/04/2024 tới hiện tại. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1,524 tỷ đồng, hầu như từ tháng 09/2023 tới nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng rất mạnh và liên tục không ngừng.
Nhận diện thị trường như nó đang là:
Dưới đây là biểu đồ kỹ thuật của chỉ số Vn-Index (đại diện cho xu hướng thị trường Chứng khoán Việt Nam) và những nhận diện của iPro về thị trường hiện tại (không dự báo) để chúng ta có cái nhìn khách quan và đúng nhất về vị thế của thị trường đang như thế nào.
Như các bạn có thể thấy biểu đồ dưới đây, xét về xu hướng theo lý thuyết Dow thì xu hướng tăng trung hạn đã xác nhận kết thúc vào phiên giao dịch 15/04/2024 với cây nến đỏ đặc đóng cửa gãy đường xu hướng tăng trung hạn, điều này chính thức chuyển hướng của thị trường từ tăng trung hạn sang xu hướng khác và thời gian qua nếu tính từ đỉnh 1 (1293.9 điểm, ngày 28/03/2024) tới nay thì có thể dễ dàng nhận thấy thị trường đang trong xu hướng trung hạn đi ngang (sideway trend) và chúng ta đi sâu hơn một chút về quá trình đi ngang này của thị trường như sau:
- Khởi đầu của xu hướng trung hạn đi ngang này chính là đỉnh 1 (1293.9 điểm, ngày 28/03/2024) và cũng từ đây chỉ số đã hình thành các sóng thành viên nhỏ bên trong xu hướng trung hạn này gồm:
- Sóng giảm đầu tiên gồm 3 sóng thành viên nhỏ với đỉnh 1 (1293.9 điểm, ngày 28/03/2024) - đáy 1 (1246.87 điểm, ngày 08/04/2024) - đỉnh 2 (1281.81 điểm, ngày 15/04/2024) - đáy 2 (1165.99 điểm, ngày 19/04/2024). Với đỉnh 2 thấp hơn đỉnh 1 và đáy 2 thấp hơn đáy 1 nên được gọi là 1 xu hướng giảm nhỏ.
- Tiếp sau đó thị trường quay đầu hồi tăng với 3 sóng thành viên nhỏ gồm: đáy 1 (1165.99 điểm, ngày 19/04/2024) - đỉnh 1 (1256.8 điểm, ngày 09/05/2024) - đáy 2 (1233.56 điểm, ngày 13/05/2024) - đỉnh 2 (1285.19 điểm, ngày 20/05/2024). Với đáy 2 cao hơn đáy 1 và đỉnh 2 cao hơn đỉnh 1 nên được gọi là 1 xu hướng tăng nhỏ.
- Hiện tại sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 24/05/2024 thị trường vẫn chưa hình thành xu hướng giảm nhỏ hay ngắn hạn theo lý thuyết Dow nhưng có một số lưu ý về xu hướng ngắn hạn như sau:
- Sau khi tiếp cận vùng đỉnh cũ - đây là vùng kháng cự mạnh (resistance zone) thì tính từ đỉnh 2 (1285.19 điểm, ngày 20/05/2024) tới nay thì thị trường đã giằng co liên tiếp 5 phiên giao dịch nhưng vẫn chưa có thể vượt qua, thay vào đó quá trình giằng co này lại xuất hiện việc chỉ số RSI gãy đường xu hướng tăng của nó và chỉ báo MACD có Histogram giảm dần về 0 cho thấy xu hướng nhỏ đang yếu dần.
Như vậy, từ nhận diện hiện thực đang là của thị trường, iPro kết luận như sau:
- Xu hướng trung hạn đi ngang.
- Xu hướng ngắn hạn tăng nhưng gặp cản kháng cự đỉnh cũ và đang giằng co mạnh với những tín hiệu suy yếu nên cần quan sát kỹ thời gian tới.
Dự báo các hướng đi tiếp theo có thể xảy ra đối với thị trường chung
Và iPro cũng đưa ra các kịch bản dự báo hướng dịch chuyển của thị trường trong thời gian tới như dưới đây, việc dự báo chỉ mang tính chất tham khảo để dễ hình dung ra các hướng đi tiếp theo có thể xảy ra đối với thị trường và iPro vẫn khuyến khích các bạn chỉ nên đầu tư dựa vào nhận diện thực tại của thị trường như đó đang là và hành động dựa vào đó chứ không nên đầu tư dựa vào việc dự báo vì rủi ro của việc dự báo sẽ rất cao.
Kịch bản 1: Thị trường đang lấy đà để vượt đỉnh cũ và bước vào xu hướng tăng trung hạn
Với kịch bản này thị trường sẽ tạo nền quanh vùng đỉnh cũ, hay nói cách khác là đang lấy đà để chuẩn bị cho cú "breakout" vùng đỉnh cũ và chính thức bước vào xu hướng tăng cả ngắn và trung hạn. Quá trình vượt đỉnh cũ của chỉ số cần được nhận diện sâu với sự hội tụ của việc chỉ số đóng cửa điểm số tăng cao, nến xanh rỗng, thanh khoản tăng và đặc biệt độ rộng thị trường (tỷ lệ số mã cổ phiếu tăng giá) phải áp đảo, sự đồng pha về mặt xu hướng (tức là cùng vượt đỉnh giống thị trường chung) đến từ nhóm cổ phiếu thị trường như dòng Chứng khoán và Ngân hàng, chỉ số Vn30 và chỉ số Hnx.
Có thể phân biết giữa kịch bản 1 với 2 kịch bản dưới đây sẽ khác nhau ở việc thị trường (chỉ số Vn-Index) sẽ không hình thành xu hướng tăng sóng nhỏ theo lý thuyết Dow, mà sẽ giằng co quanh vùng hiện tại tạo nền rồi bật tăng một phiên mạnh.
Kịch bản 2: Thị trường đang trong quá trình giảm ngắn hạn và sẽ giảm trung hạn
Với kịch bản này thì thị trường sẽ lặp lại cách vận hành giống như giai đoạn sóng giảm trước đó vào thời điểm tháng 09 tới tháng 11/2023 (bạn có thể xem biểu đồ dưới đây). Theo đó, sau khi thị trường giảm mạnh vào phiên giao dịch ngày 15/04/2024 với cây nến đóng cửa đỏ đặc, thân nến lớn và đóng cửa xuyên thủng đường xu hướng tăng trung hạn trước đó đã xác nhận kết thúc xu hướng tăng trung hạn của thị trường --> sau phiên gãy đường xu hướng này thì thị trường vẫn tiếp tục giảm 3 phiên liên tiếp và quay đầu hồi tăng trở lại nhanh chóng với thanh khoản trong giai đoạn hồi tăng này khá thấp, độ rộng số mã cổ phiếu tăng giá cũng chưa cao - hay nói cách khác là sự lan tỏa về mặt diện rộng chưa đủ mạnh để hình thành nên một xu hướng tăng nên khả năng cao với kịch bản này thì bao nhiêu sự dồn nén sẽ được "xả ra" với con sóng giảm mạnh và gây ra sự mất mát lớn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, nên đây là kịch bản giảm mạnh nhất và khốc liệt nhất.
Kịch bản này sẽ diễn ra giống kịch bản 3 ở giai đoạn đầu đó là hình thành xu hướng sóng giảm nhỏ với sự hình thành đỉnh 2 thấp hơn đỉnh 1 trong thời gian tới và sau đó quay đầu giảm xuyên thủng đáy 1. Mức giảm sẽ tiến tới tiếp cận lại vùng đáy trung hạn trước đây và sẽ có sự giằng co ở vùng này một thời gian và sau đó tiếp tục giảm xuyên thủng đáy trung hạn này và thị trường sẽ xảy ra hiện tượng bán tháo toàn diện những phiên sau đó, cho đến khi tiến tới giai đoạn "cạn kiệt".
Có một điểm nhấn đối với kịch bản này đó chính là độ rộng giảm giá của các cổ phiếu thị trường sẽ lớn, bởi đây là kịch bản theo một xu hướng giảm nên các cổ phiếu thị trường cũng sẽ giảm cùng xu hướng với thị trường chung, nên chúng ta có thể quan sát xu hướng của các cổ phiếu ngành Chứng khoán, Ngân hàng, Bất động sản...; có thể quan sát thêm chỉ số Vn30 và chỉ số Hnx thêm vì với một xu hướng giảm chung của thị trường thì sẽ có sự đồng pha giữa các chỉ số này với nhau.
Kịch bản 3: Thị trường tiếp tục xu hướng đi ngang trung hạn và giảm ngắn hạn với sóng giảm dạng Flat theo sóng Elliott 3 (a-b-c) - 3 (a-b-c) - 5 (1-2-3-4-5)
Đây được xem là kịch bản lý tưởng nhất theo lý thuyết sóng Elliott. Với lý thuyết này thì một chu trình sóng tăng thường diễn ra dạng 5 sóng 1-2-3-4-5 và với một chu trình sóng giảm thì thường diễn ra dạng 3 sóng lớn A-B-C nhưng điểm đặc biệt là cấu tạo của các sóng A-B-C này sẽ chia làm 2 dạng:
- Dạng thứ nhất là dạng điều chỉnh Zigzag với sóng A có dạng 5 sóng (1-2-3-4-5), sóng B có dạng 3 sóng (a-b-c) và sóng C có dạng 5 sóng (1-2-3-4-5). Ngoài ra, sóng C sẽ là sóng giảm cuối cùng, giảm xuyên thủng đáy trước đó của sóng B và độ dài của sóng C cũng bằng với độ dài của sóng A. Các bạn có thể xem sóng điều chỉnh dạng Zigzag đã xảy ra vào chu kỳ sóng giảm trước đây từ đỉnh ngày 07/09/2023 tới đáy 01/11/2023.
- Dạng thứ hai là dạng điều chỉnh Flat với sóng A có dạng 3 sóng (a-b-c), sóng B có dạng 3 sóng (a-b-c) và sóng C có dạng 5 sóng (1-2-3-4-5). Ngoài ra, sóng C sẽ là sóng giảm cuối cùng nhưng sẽ kết thúc quanh đáy của sóng B, cũng như điểm kết thúc của sóng B ngay gần điểm bắt đầu của sóng A để tạo thành dạng đi ngang phẳng trong một biên độ giống hình chữ nhật.
Soi lại thời gian vừa qua có thể nhận thấy thị trường đã hình thành sóng A với dạng 3 sóng a-b-c và sóng B với dạng 3 sóng a-b-c, điểm kết thúc của sóng B ngay gần điểm bắt đầu của sóng A và hiện giờ đang trong quá trình hình thành sóng C với dạng 5 sóng 1-2-3-4-5, với mục tiêu giá hay là điểm kết thúc của sóng C chính là quanh điểm đáy của sóng B hay là điểm kết thúc của sóng A.
KẾT LUẬN:
Nhận diện thực tại của thị trường như nó đang là thì có thể đưa đến kết luận về thị trường hiện tại như sau:
- Xu hướng trung hạn đi ngang.
- Xu hướng ngắn hạn tăng nhưng gặp cản kháng cự đỉnh cũ và đang giằng co mạnh với những tín hiệu suy yếu nên cần quan sát kỹ thời gian tới.
Còn với 3 kịch bản dự báo mà iPro đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo để bạn dễ hình dung ra các hướng đi tiếp theo có thể xảy ra đối với thị trường và iPro vẫn khuyến khích các bạn chỉ nên đầu tư dựa vào nhận diện thực tại của thị trường như đó đang là và hành động dựa vào đó chứ không nên đầu tư dựa vào việc dự báo vì rủi ro của việc dự báo sẽ rất cao.
- Kịch bản 1: Thị trường sẽ giằng co vùng hiện tại chứ không hình thành sóng giảm nhỏ theo lý thuyết Dow --> Sau đó sẽ xuất hiện phiên tăng mạnh để vượt đỉnh cũ chính thức bước vào xu hướng tăng cả trung và ngắn hạn.
- Kịch bản 2: Thị trường hình thành sóng giảm nhỏ theo lý thuyết Dow và sẽ giảm thành một xu hướng trung hạn với sự đồng pha của chỉ số Vn30, Hnx và các cổ phiếu thị trường. Đây là kịch bản giảm mạnh nhất và khốc liệt nhất, đặc biệt là khi thị trường xuyên thủng đáy cũ trung hạn trước đó sẽ gây ra hiện tượng bán tháo và gây thiệt hại thua lỗ lớn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.
- Kịch bản 3: Thị trường hình thành sóng giảm nhỏ theo lý thuyết Dow và sẽ hình thành 5 sóng nhỏ 1-2-3-4-5, mục tiêu giảm sẽ là vùng đáy cũ trung hạn và quá trình giảm này sẽ diễn ra trong sự ảm đạm, thanh khoản thấp và cổ phiếu phân hóa (tức là vẫn sẽ xuất hiện nhiều cổ phiếu tăng tốt trong thời gian thị trường giảm này). Kịch bản này phù hợp với lý thuyết sóng Elliott với dạng sóng điều chỉnh flat 3-3-5.
Nhà đầu tư nên làm gì trong thời điểm này?
- Từ những nhận diện trên, iPro khuyến khích nhà đầu tư chỉ nên giải ngân (nếu có) với tỷ trọng vốn thấp (từ 30% trở xuống) và nên chọn những cổ phiếu có câu chuyện riêng (tăng trưởng KQKD, câu chuyện ngành...) và KHÔNG NÊN giải ngân tiền vay (margin), tỷ trọng vốn cao, cổ phiếu thị trường ở giai đoạn nhạy cảm hiện tại. Nếu đang ở trong tình trạng này thì nên cơ cấu để đưa về tỷ trọng vốn bằng tiền mặt từ 30% trở xuống và quan sát thêm.
- iPro sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thị trường trong thời gian tới, trong đó nếu:
- Kịch bản 1 xảy ra: Tập trung vốn cao và đầu tư vào các cổ phiếu thị trường vì nước lên thuyền lên. Tuy nhiên, cần có năng lực để nhận diện những cổ phiếu "mạnh hơn thị trường" để tham gia và tránh xa những cổ phiếu "yếu hơn thị trường" vì nếu thị trường vào sóng tăng mà cổ phiếu không tăng thì chứng tỏ "ẩn bên trong" sẽ có câu chuyện rủi ro mà chưa được rỏ rỉ ra.
- Kịch bản 2 xảy ra: Đứng ngoài và chờ đợi những giai đoạn thị trường bán tháo để tích lũy 30% cho vùng mua số 1 và 40% cho vùng mua số 2 khi đảo chiều vào sóng tăng và 30% luôn duy trì để có thể chủ động lướt sóng hàng có sẵn, đảm bảo tư duy "Luôn có tiền để mua và luôn có hàng để bán" - bạn có thể đọc bài viết về tư duy này Tại đây.
- Kịch bản 3 xảy ra: Lựa chọn cổ phiếu có câu chuyện riêng như KQKD, câu chuyện ngành... nhưng cần đảm bảo xu hướng trung và dài hạn của cổ phiếu phải tăng.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Chúc bạn đầu tư luôn trong trạng thái an vui và vững bền!