i-Market 24/06/2024: Tiếp cận kháng cự 2 năm với 4 lần thất bại trước đây
- 24/06/2024
- 0 bình luận
Giằng co phiên thứ 5 liên tiếp
Kể từ sau phiên giảm mạnh vào ngày 14/06/2024 tới nay thị trường đã diễn ra 5 phiên giằng co liên tiếp trong biên độ hẹp, thanh khoản thấp và đặc biệt mức cao nhất mà thị trường đạt được trong 5 phiên này vẫn chưa vượt qua được được 1/3 thân nến của phiên 14/06/2024. Điều này cho thấy lực cầu trong 5 phiên giằng co này vẫn chưa thể hồi phục nổi quá 1/3 so với áp lực bán của phiên 14/06 và nếu tình trạng giằng co này kéo dài thêm thì rủi ro giảm điểm sau đó của thị trường sẽ ngày càng gia tăng.
Trong phân tích kỹ thuật, thị trường thường hồi phục sau những đợt/phiên giao dịch giảm mạnh. Nếu quá trình hồi phục diễn ra với sự tăng điểm nhẹ, thanh khoản thấp thì càng cho thấy đó chỉ là sóng hồi nhỏ và kế tiếp sẽ là đợt giảm mạnh vì xu hướng chính đang là giảm. Với diễn biến hiện tại thì iPro nhận thấy nếu như các phiên tới thị trường không có sự hồi tăng mạnh để thoát khỏi cây nến đỏ đặc ngày 14/06 mà cứ tiếp tục giằng co với thanh khoản thấp thì áp lực bán sẽ ngày càng gia tăng, điều này cũng dễ hiểu vì lượng hàng T+ bắt đáy vào phiên giảm ngày 14/06 sẽ mất kiên nhẫn và tiến hành chốt lời dần, lượng hàng mua các phiên sau đó (các phiên đi ngang) lời nhẹ/hòa vốn hoặc lỗ sẽ tiến hành bán ra nên áp lực bán sẽ gia tăng dần, trong khi lực mua suy yếu vì còn hoài nghi về xu hướng.
Kể từ sau phiên giảm mạnh vào ngày 14/06/2024 tới nay thị trường đã diễn ra 5 phiên giằng co liên tiếp trong biên độ hẹp, thanh khoản thấp và đặc biệt mức cao nhất mà thị trường đạt được trong 5 phiên này vẫn chưa vượt qua được được 1/3 thân nến của phiên 14/06/2024. Điều này cho thấy lực cầu trong 5 phiên giằng co này vẫn chưa thể hồi phục nổi quá 1/3 so với áp lực bán của phiên 14/06 và nếu tình trạng giằng co này kéo dài thêm thì rủi ro giảm điểm sau đó của thị trường sẽ ngày càng gia tăng.
Trong phân tích kỹ thuật, thị trường thường hồi phục sau những đợt/phiên giao dịch giảm mạnh. Nếu quá trình hồi phục diễn ra với sự tăng điểm nhẹ, thanh khoản thấp thì càng cho thấy đó chỉ là sóng hồi nhỏ và kế tiếp sẽ là đợt giảm mạnh vì xu hướng chính đang là giảm. Với diễn biến hiện tại thì iPro nhận thấy nếu như các phiên tới thị trường không có sự hồi tăng mạnh để thoát khỏi cây nến đỏ đặc ngày 14/06 mà cứ tiếp tục giằng co với thanh khoản thấp thì áp lực bán sẽ ngày càng gia tăng, điều này cũng dễ hiểu vì lượng hàng T+ bắt đáy vào phiên giảm ngày 14/06 sẽ mất kiên nhẫn và tiến hành chốt lời dần, lượng hàng mua các phiên sau đó (các phiên đi ngang) lời nhẹ/hòa vốn hoặc lỗ sẽ tiến hành bán ra nên áp lực bán sẽ gia tăng dần, trong khi lực mua suy yếu vì còn hoài nghi về xu hướng.
Sóng điều chỉnh dạng Running Flat?
Nhìn rộng hơn với biểu đồ dưới đây, iPro nhận diện chỉ số Vn-Index trong thời gian qua như sau:
Nhìn rộng hơn với biểu đồ dưới đây, iPro nhận diện chỉ số Vn-Index trong thời gian qua như sau:
- Giảm trung hạn: Chỉ số hình thành xu hướng sóng giảm dạng Zigzag trong giai đoạn tháng 09,10/2023 với ba sóng A-B-C, trong đó sóng A có độ dài bằng sóng C và ba sóng vận hành trong một chu trình kênh giá giảm.
- Tăng trung hạn: Sau khi tạo đáy vào ngày 01/11/2023 chỉ số bước vào xu hướng sóng tăng với 5 sóng đạt nguyên tắc sóng đẩy của Sóng Elliott, trong đó sóng 3 là sóng dài nhất và cả năm sóng 1-2-3-4-5 vận hành trong một chu trình kênh giá tăng.
- Đi ngang trung hạn: Từ đỉnh ngày 28/03/2024 tới nay chỉ số đi ngang trong biên độ khá rộng, theo quan sát của iPro thì chỉ số đang trong quá trình hình thành sóng giảm dạng Running Flat với ba sóng A-B-C, trong đó sóng A có dạng ba sóng a-b-c, sóng B có dạng 3 sóng a-b-c (sóng a/B này có dạng mở rộng với 5 sóng, điểm kết thúc của sóng B vượt quá điểm bắt đầu của sóng A) và hiện đang trong giai đoạn hình thành sóng C với dạng 5 sóng 1-2-3-4-5. Với giả thuyết này thì thời gian tới thị trường sẽ bước vào chu trình sóng giảm ngắn hạn và mục tiêu sẽ tiến về gần sát vùng đáy trung hạn được tạo ngày 19/04/2024 tại 1165.99 điểm.
Như vậy, nếu chỉ nhận diện đơn thuần về mặt xu hướng của chỉ số Vn-Index thì có thể kết luận rằng: Xu hướng Trung hạn của chỉ số đang đi ngang và xu hướng Ngắn hạn chưa rõ ràng. Còn với giả thuyết dự báo rằng chỉ số đang hình thành dạng sóng điều chỉnh Running Flat A(a-b-c)-B(a-b-c)-C(1-2-3-4-5) thì thời gian tới thị trường sẽ bắt đầu bước vào xu hướng sóng giảm ngắn hạn để hình thành đủ bộ 5 sóng 1-2-3-4-5 của sóng C và đây cũng là đợt giảm cuối cùng của thị trường để bước vào chu kỳ sóng tăng trung hạn mới.
Kịch bản điều chỉnh dạng Running Flat với 3 sóng A-B-C cũng sẽ khớp với kịch bản điều chỉnh mô hình Vai - Đầu - Vai như dưới đây, với kịch bản này thì hiện thị trường đang trong giai đoạn hình thành Vai phải (Right Shoulder) và sẽ sớm điều chỉnh về đường viền cổ (Neck Line) - sau khi giằng co quanh đường hỗ trợ Neck Line này thì sau đó sẽ giảm xuyên thủng đường này và tiến tới mục tiêu giá (Target Price) được xác định bằng khoảng cách từ đỉnh đầu (Head) tới đường viền cổ (Neck Line) như minh họa ở biểu đồ dưới đây và cũng giống mục tiêu giá như kịch bản điều chỉnh dạng Running Flat nêu trên.
Kháng cự dài hạn 2 năm
Dưới đây là biểu đồ theo tuần (weekly) của chỉ số Vn-Index, các bạn có thể thấy chỉ số đang tiếp cận vùng kháng cự dài hạn kéo dài 2 năm từ tháng 06/2022 tới nay với 5 lần tiếp cận và có tới 4 lần trước đó đều không thể vượt qua gồm:
- Lần 1: Đỉnh ngày 08/06/2022 tại 1316.78 điểm, sau đó điều chỉnh giảm -12.76%.
- Lần 2: Đỉnh ngày 26/08/2022 tại 1295.12 điểm, sau đó điều chỉnh giảm -32.53%.
- Lần 3: Đỉnh ngày 07/09/2023 tại 1255.11 điểm, sau đó điều chỉnh giảm -18.73%.
- Lần 4: Đỉnh ngày 28/03/2024 tại 1293.9 điểm, sau đó điều chỉnh giảm -9.89%
Như vậy với 4 lần giảm trước đó thì mức giảm cao nhất là -32.53% và thấp nhất -9.89%, vùng kháng cự từ 1255.11-1316.78 điểm, hay là vùng mà nhà đầu tư thường nhắc tới là quanh 1300+/- điểm. Hiện giờ chỉ số đang giằng co quanh vùng này lần thứ 5, điều này cho thấy rủi ro cao và chúng ta cần theo dõi sát sao bằng cách nhận diện xu hướng ngắn hạn để từ đó xác định liệu chỉ số có thể vượt qua được vùng kháng cự trung và dài hạn này hay không như đã nêu trên.
Đây là vùng kháng cự mạnh cả về yếu tố kỹ thuật lẫn yếu tố tâm lý, trong trường hợp tích cực chỉ số vượt qua được vùng này sẽ mở ra xu hướng tăng cả ngắn và trung hạn mạnh và mục tiêu có thể tiếp cận lại vùng đỉnh năm 2022 quanh vùng 1500+/- điểm. Tuy nhiên, để an toàn trong thời gian thị trường đang thử sức quanh vùng kháng cự này thì chúng ta chỉ nên quan sát thêm.
Xu hướng Vn30-Index & Hnx-Index
Để tăng độ tin cậy khi nhận diện và đánh giá về thị trường chung, iPro sẽ phân tích thêm xu hướng của các chỉ số Vn30-Index, Hnx-Index để từ đó có cái nhìn đa chiều hơn.
iPro gộp 3 chỉ số Vn-Index, Vn30-Index và Hnx-Index vào chung một khung biểu đồ để chúng ta nhận diện sự đồng pha của 3 chỉ số này rõ ràng hơn. Có thể quan sát thấy, thời gian qua cả ba chỉ số này có sự đồng pha với nhau trong từng con sóng và thời điểm tạo đỉnh, đáy. Tới hiện tại có thể nhận thấy một số điểm như sau:
- Cả ba chỉ số đều đi ngang trong trung hạn và vùng hiện tại đang giằng co tại vùng đỉnh cũ trung hạn.
- Cả ba chỉ số đều có xu hướng ngắn hạn chưa rõ ràng.
- Cả ba chỉ số đều có phiên giảm mạnh vào ngày 14/06/2024 và sau đó đều xuất hiện 5 phiên giằng co đi ngang trong biên độ hẹp liên tiếp nhưng vẫn chưa thể vượt quá 1/3 điểm số của cây nến giảm mạnh ngày 14/06/2024.
- Điểm khác biệt duy nhất là ở chỉ số Vn30-Index có sự biến động hiện tại đang nằm trên đỉnh cũ trung hạn, còn hai chỉ số Vn-Index và Hnx-Index thì biến động nằm dưới đỉnh cũ trung hạn, nhưng mức vượt trên này không đáng kể nên có thể đánh giá chung là cả 3 chỉ số đang giằng co quanh vùng đỉnh cũ trung hạn.
Như vậy, xét tổng quan thì cả ba chỉ số có sự đồng pha và hiện tại đang biến động như chỉ số Vn-Index.
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ
Như đánh giá và phân tích trên, chúng ta có thể kết luận rằng:
- Hiện tại chỉ số đang giằng co quanh vùng đỉnh cũ kháng cự Trung & Dài hạn. Về mặt xu hướng thì Trung hạn có xu hướng đi ngang và Ngắn hạn chưa rõ xu hướng. Về mặt dự báo thì chỉ số khả năng cao đang trong quá trình hình thành sóng giảm Running Flat A(a-b-c) - B(a-b-c) - C(1-2-3-4-5), trong đó sóng A & B đã hình thành xong và hiện đang trong giai đoạn hình thành sóng C với 5 sóng thành viên 1-2-3-4-5 với mục tiêu điều chỉnh về gần vùng đáy trung hạn ngày 19/04/2024 tại 1165.99 điểm. Tuy nhiên, như các bản tin trước iPro vẫn luôn khuyến khích nhà đầu tư hạn chế sử dụng dự báo để làm nền tảng đầu tư, thay vào đó chúng ta nhận diện xu hướng như nó đang là và follow the trend thì sẽ an toàn hơn.
Với kết luận trên, iPro khuyến nghị:
- Từ những nhận diện trên, iPro khuyến khích nhà đầu tư chỉ nên giải ngân (nếu có) với tỷ trọng vốn thấp (từ 30% trở xuống - nếu được thì chỉ nên đứng ngoài quan sát) và nên chọn những cổ phiếu có câu chuyện riêng (tăng trưởng KQKD, câu chuyện ngành...) và KHÔNG NÊN giải ngân tiền vay (margin), tỷ trọng vốn cao, cổ phiếu thị trường ở giai đoạn nhạy cảm hiện tại. Nếu đang ở trong tình trạng này thì nên cơ cấu để đưa về tỷ trọng vốn bằng tiền mặt từ 30% trở xuống và quan sát thêm.