Nhìn lại 2 thời điểm tạo đáy của thị trường trước đây, Chúng ta học được gì?
- 03/11/2023
- 0 Bình luận
Bạn thân mến,
Lịch sử luôn là người thầy dạy cho chúng ta những bài học quý giá để chúng ta hiểu sâu hơn về thời điểm hiện tại và có thể dự báo được cho tương lai. Đặc biệt, một trong những triết lý nền tảng của Phân tích kỹ thuật đó là Thị trường có khuynh hướng lặp lại các thói quen (xem video Tại đây). Vậy nên, những gì đã diễn ra trong quá khứ nếu thực sự chúng ta có cách thức và kiên nhẫn nghiên cứu, chúng ta sẽ có được rất nhiều bài học thành công trong quá trình tham gia đầu tư trên thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Ở bài viết này, chúng ta thử nhìn lại 2 thời điểm tạo đáy của thị trường Chứng khoán Việt Nam trước đây để xem tại thời điểm đó, điều gì đã diễn ra và liệu chúng ta có rút ra được bài học gì làm tham khảo cho giai đoạn hiện tại không?
Lưu ý giúp iPro:
Lịch sử luôn là người thầy dạy cho chúng ta những bài học quý giá để chúng ta hiểu sâu hơn về thời điểm hiện tại và có thể dự báo được cho tương lai. Đặc biệt, một trong những triết lý nền tảng của Phân tích kỹ thuật đó là Thị trường có khuynh hướng lặp lại các thói quen (xem video Tại đây). Vậy nên, những gì đã diễn ra trong quá khứ nếu thực sự chúng ta có cách thức và kiên nhẫn nghiên cứu, chúng ta sẽ có được rất nhiều bài học thành công trong quá trình tham gia đầu tư trên thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Ở bài viết này, chúng ta thử nhìn lại 2 thời điểm tạo đáy của thị trường Chứng khoán Việt Nam trước đây để xem tại thời điểm đó, điều gì đã diễn ra và liệu chúng ta có rút ra được bài học gì làm tham khảo cho giai đoạn hiện tại không?
Lưu ý giúp iPro:
- Bài viết này không phải để chứng minh rằng thị trường hiện tại là đáy. Với iPro thì thị trường lên hay xuống cũng như nhau, chúng tôi đều có phương án khai thác được cơ hội cho cả hai (có vẻ hơi ngược với đa số nhà đầu tư là chỉ đặt cược vào xu hướng lên).
- iPro sử dụng phân tích kỹ thuật để phân tích, có nghĩa là Mọi thông tin đều phản ánh vào giá nên chỉ cần phân tích để nhận diện về chỉ số Vn-index, các cổ phiếu trên thị trường. Còn thời điểm đó có thông tin gì thì iPro không đưa vào để phân tích ở đây (nhưng các bạn có thể tìm lại thời điểm đó để đọc, chúng tôi cũng đã thử và thấy nó khá loạn thông tin).
Đầu tiên là thời điểm tạo đáy vào ngày 16/11/2022 tại điểm thấp nhất 873.78 điểm
Trước: Mô tả trạng thái của thị trường trước phiên tạo đáy ngày 16/11/2022
- Giảm dần đều kiểu bào mòn với thanh khoản thấp. Tạo tâm lý tra tấn cho nhà đầu tư về việc chẳng biết bao giờ thị trường mới dừng lại đà giảm, thanh khoản thấp nên thị trường ảm đạm, chán nản.
- Chỉ báo kỹ thuật (indicator) có hiện tượng phân kỳ dương (tức là mặc dù chỉ số Vn-index cứ giảm tạo ra các đáy sau thấp dần nhưng chỉ báo kỹ thuật lại đi ngang hoặc tăng).
- Nhiều cổ phiếu có dấu hiệu đi ngang và hình thành xu hướng tăng.
Trong: Mô tả trạng thái của thị trường vào đúng phiên tạo đáy 16/12/2022
- Buổi sáng phiên giao dịch 16/11/2022 chỉ số giảm hơn 35 điểm làm hoảng loạn toàn thị trường, hàng loạt mã cổ phiếu nằm sàn (giảm giá sàn/gần sàn). Có thể đây là điểm tận cùng của sự hoảng loạn sau những chuỗi ngày thị trường cứ bào mòn với kiểu giảm dần đều. Thanh khoản bắt đầu tăng lên, hay nói cách khác là thị trường bắt đầu hút được lượng tiền mới tham gia trở lại.
- Buổi chiều thị trường bật tăng mạnh, đóng cửa tăng 31 điểm (+3.4%) với hàng loạt cổ phiếu tăng trần, thanh khoản tăng đột biến.
- Xét theo yếu tố kỹ thuật: Chỉ số đóng cửa với cây nến xanh rỗng, thân dài, bao trùm các cây nến trước đó tạo thành một mô hình nến đảo chiều tại đáy (Bullish Engulfing). Đồng thời thanh khoản tăng mạnh.
Sau: Mô tả trạng thái của thị trường sau phiên tạo đáy ngày 16/11/2022
- Sau đó 7 phiên liên tiếp thị trường tăng/giảm đan xen và đi ngang trong biên độ hẹp, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp.
- Rất nhiều cổ phiếu chủ động bước vào xu hướng tăng, nhưng thanh khoản không cao. Hay nói cách khác là đi lên trong nghi ngờ.
- Ngày 28/11/2022 chỉ số tăng mạnh hơn 34 điểm (+3.52%) với thanh khoản tăng mạnh, độ rộng tăng giá toàn thị trường rất cao và chính thức đóng cửa vượt đỉnh trước đó để xác nhận vào sóng tăng theo lý thuyết Dow.
- Rất nhiều cổ phiếu thị trường (nhóm chứng khoán, ngân hàng...) cũng cùng pha xác nhận vào sóng tăng với chỉ số Vn-index.
Kết luận:
- Như vậy, có thể nhận diện đơn thuần về dấu hiệu tạo đáy này gồm:
- Trước khi tạo đáy, thị trường giảm dần, mất hút thanh khoản nhưng điểm sáng là chỉ báo kỹ thuật phân kỳ dương và nhiều cổ phiếu bắt đầu đi ngang hoặc vào xu hướng tăng.
- Thời điểm tạo đáy bằng một cú giảm mạnh wash-out và sau đó tăng ngược trở lại với kết thúc phiên giao dịch tăng điểm rất mạnh về điểm số, thanh khoản tăng mạnh, độ rộng tăng giá toàn thị trường rất lớn.
- Sau đó thị trường không tăng ngay mà mất một khoảng thời gian (7 phiên giao dịch) để tìm lại điểm cân bằng với việc đi ngang trong biên độ hẹp, thanh khoản thấp. Nhưng vẫn có rất nhiều cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng theo xu hướng (đi lên trong nghi ngờ).
- Và chính thức xác nhận vào sóng tăng vào một phiên tăng điểm mạnh, vượt đỉnh được tạo ở vùng cân bằng, với nhiều cổ phiếu thị trường cũng đồng pha vào sóng tăng giống chỉ số Vn-index, thanh khoản tăng tốt.
- Xét tổng thể có thể kết luận chu trình tạo đáy gồm:
- Giảm dần bào mòn với thanh khoản thấp, gây tâm lý chán nản cho nhà đầu tư.
- Xuất hiện một đợt (phiên sáng) bán rất mạnh, gây tâm lý hoảng loạn cho nhà đầu tư
- Xuất hiện phiên tăng mạnh trở lại ngay sau đó với độ rộng tăng giá toàn thị trường lớn, làm cho nhà đầu tư bất ngờ và nghi ngờ về hiện tượng bull-trap (bẫy tăng giá).
- Sau đó là chuỗi những phiên giao dịch khó chịu với việc giằng co đi ngang trong biên độ hẹp để cân bằng lại.
- Và cuối cùng là xuất hiện một phiên tăng mạnh vượt đỉnh được tạo ở vùng cân bằng trước đó và chính thức bước vào xu hướng tăng.
Tiếp theo là thời điểm tạo đáy tại vùng thấp nhất 649.1 vào ngày 24/03/2020 (tạo đáy 1) - 652.27 điểm vào ngày 31/03/2020 (tạo đáy 2)
Trước: Mô tả trạng thái của thị trường trước vùng tạo đáy
- Thị trường phần lớn nghiêng hẳn về bên bán với nhiều phiên liên tục giảm điểm, thanh khoản thất thường với những phiên tăng đột biến và cũng có những phiên gần như cạn kiệt.
- Các chỉ báo kỹ thuật (indicator) cũng đi xuống và cho tín hiệu xấu.
- Xuất hiện phiên bán tháo mạnh vào ngày 23/03/2020 với mức giảm kỷ lục hơn 45 điểm, tương đương giảm hơn 6.08% với hàng loạt mã cổ phiếu giảm sàn. Tâm lý toàn thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn cùng cực.
- Thanh khoản không có sự xuất hiện đột biến, chỉ tăng nhẹ hơn so với phiên liền kề nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các phiên trước đó. Nhiều cổ phiếu không giảm xuyên thủng đáy được thiết lập ở vùng trước đó một vài tuần.
Trong: Mô tả trạng thái của thị trường tại vùng tạo đáy (2 đáy)
- Sau phiên giảm mạnh trên diện rộng vào phiên giao dịch ngày 23/03/2020, chỉ số đóng cửa với cây nến ngày 24/03/2020 rất nhỏ (giá đóng cửa và mở cửa sát nhau) nhưng giá đóng cửa vẫn cao hơn giá mở cửa cho thấy lực cầu xuất hiện vào cuối phiên, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp.
- Sau đó 3 phiên liên tiếp thị trường tăng lên nhẹ như một sự hồi phục, lấy lại điểm cân bằng sau đợt giảm mạnh vào ngày 23/03/2020. Phần lớn các cổ phiếu trên thị trường cũng hồi phục tăng nhẹ cùng nhịp với chỉ số Vn-index. Tâm lý nhà đầu tư phần lớn là lo lắng và nghi ngờ về đợt bull-trap nhẹ, và cho rằng thị trường sau đó sẽ tiếp tục giảm.
- Ngày 30/30/2030 chỉ số mở cửa giảm mạnh, tạo khoảng trống giá (gap). Giảm hơn 33 điểm, tương ứng giảm 4.86% với hàng loạt cổ phiếu giảm giá mạnh trên toàn thị trường. Nhưng điểm đặc biệt là thị trường đóng cửa ở mức điểm cao hơn mức thấp nhất của phiên 24/03/2020. Hay nói cách khác, thời điểm này chỉ số đang tiếp cận vùng đáy cũ.
Sau: Mô tả trạng thái thị của thị trường sau vùng tạo đáy
- 2 phiên giao dịch sau đó, thị trường xanh nhẹ, thanh khoản thấp nhưng rất nhiều cổ phiếu thị trường lại tăng mạnh, nhiều cổ phiếu tăng trần.
- Ngày 06/04/2020 chỉ số tăng rất mạnh với mức tăng hơn 34.95 điểm, tương đương tăng hơn 4.89%. Thanh khoản và độ rộng tăng giá toàn thị trường đều tăng mạnh. Chỉ số đóng cửa tạo khoảng trống tăng giá (gap) và ở mức cao nhất phiên, chính thức vượt đỉnh trước đó và xác nhận hình thành xong mô hình 2 đáy.
- Rất nhiều cổ phiếu đã chính thức bước vào sóng tăng, nhiều cổ phiếu dòng bluechip tăng rất mạnh sau đó.
Kết luận:
- Như vậy, có thể nhận diện đơn thuần về dấu hiệu tạo đáy này gồm:
- Trước khi tạo đáy, thị trường giảm rất mạnh, thất thường cả về điểm số và thanh khoản (lúc tăng, lúc giảm nhưng tổng thể là giảm mạnh). Mạnh nhất là phiên giao dịch trước khi tạo đáy với mức giảm kỷ lục hay còn gọi là 1 cú wash-out cuối cùng.
- Thời điểm tạo đáy, chỉ số đã giằng co trong một biên độ hẹp và hình thành 2 đáy gần bằng nhau. Hay nói cách khác, sau cú wash-out cuối cùng thì thị trường bắt đầu đi ngang và tìm lại điểm cân bằng.
- Và chính thức xác nhận vào sóng tăng với một phiên tăng điểm mạnh, vượt đỉnh được tạo ở vùng cân bằng trước đó, với nhiều cổ phiếu thị trường cũng đồng pha vào sóng tăng giống chỉ số Vn-index, thanh khoản tăng tốt.
- Xét tổng thể có thể kết luận chu trình tạo đáy gồm:
- Giảm mạnh và thất thường, gây tâm lý hoang mang và lo sợ cho nhà đầu tư.
- Xuất hiện một phiên bán rất mạnh, gây tâm lý hoảng loạn cho nhà đầu tư
- Xuất hiện phiên các phiên giằng co đi ngang trở lại ngay sau đó với thanh khoản giảm sút để cân bằng lại.
- Và cuối cùng là xuất hiện một phiên tăng mạnh vượt đỉnh được tạo ở vùng cân bằng trước đó và chính thức xác nhận mô hình 2 đáy hoàn thành xong và bước vào sóng tăng.
TỔNG KẾT ĐIỂM CHUNG:
Có thể chỉ với 2 thời điểm tạo đáy trên chưa đủ dữ liệu để có thể đưa ra được điểm chung của Trước - Trong - Sau quá trình tạo đáy của thị trường, hay nhiều người cho rằng thị trường mỗi thời điểm sẽ có cách vận hành khác nhau. Thế nhưng, qua 2 thời điểm này, iPro nhận thấy có một số điểm chúng ta cũng có thể lưu ý để quan sát thị trường cho thời điểm hiện tại hoặc tương lai như sau:
- Trước khi tạo đáy thị trường có 2 dạng: Hoặc là giảm rất nhanh, gấp gáp. Hoặc là giảm dần bào món. Phần lớn tâm lý nhà đầu tư đều tiêu cực và không biết thị trường sẽ còn tiếp tục giảm tới bao giờ. Thế nhưng trong sự đi xuống của thị trường lại xuất hiện một số tín hiệu tích cực như: Sự phân kỳ dương của chỉ báo kỹ thuật, Nhiều cổ phiếu bắt đầu ngừng giảm để chuyển qua trạng thái đi ngang hoặc âm thầm tăng trở lại, thanh khoản có dấu hiệu giảm sút và có những phiên gần như cạn thanh khoản.
- Phiên wash-out: Trước khi tạo đáy, thị trường thường xuất hiện những phiên giảm điểm rất mạnh, có thể nói là bán tháo trên diện rộng làm cho nhà đầu tư rất hoảng loạn và lo sợ.
- Giai đoạn lấy lại vùng cân bằng: Sau phiên wash-out với áp lực bán mạnh và diện rộng, thị trường sau đó có dấu hiệu ngừng giảm (đi ngang/tăng trở lại) và phải mất từ 3-10 phiên giao dịch đi ngang với thanh khoản thấp để lấy lại trạng thái cân bằng. Phần lớn các cổ phiếu bắt đầu có sự phân hóa mạnh giai đoạn này, đặc biệt nhóm cổ phiếu thị trường hoặc nhóm blue-chip bắt đầu vào sóng tăng (đi lên trong nghi ngờ).
- Giai đoạn xác nhận: Thị trường sau giai đoạn lấy lại vùng cân bằng với việc đi ngang, thanh khoản thấp và tâm lý nhà đầu tư đều cho rằng thị trường đang bull-trap (bẫy tăng giá) thì sau đó xuất hiện một phiên tăng rất mạnh về điểm số, thanh khoản và độ rộng tăng giá trên toàn thị trường. Chỉ số đóng cửa vượt khỏi vùng đỉnh được hình thành trước ở giai đoạn lấy lại vùng cân bằng và chính thức xác nhận đảo chiều đi lên (có thể xác nhận vào sóng tăng theo lý thuyết Dow hoặc mô hình 2 đáy hoặc vượt đường xu hướng sóng giảm trước đó...). Lúc này nhìn lại nhiều cổ phiếu đã âm thầm tăng một sóng rất tốt trong thời gian vừa qua.
iPro sẽ tiếp tục nghiên cứu và gửi tới bạn những bài viết tiếp theo về thị trường tại những điểm/vùng tạo đỉnh. Bạn có thể tham gia room zalo Learning by Sharing để khi có bài viết mới iPro sẽ gửi tới bạn sớm nhất.