TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CTCK NGÀY 28.05.2024

  • SSI cập nhật & đánh giá KQKD, tiến độ niêm yết lên sàn Hose cổ phiếu BSR. Duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 1 năm là 23.000 đồng/cp.
  • SSI cập nhật & đánh giá KQKD cổ phiếu POW. Nâng khuyến nghị từ Trung lập lên KHẢ QUAN với giá mục tiêu 12 tháng là 13.900 đồng/cp.
  • VND cập nhật & đánh giá KQKD cổ phiếu GAS. Duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP và tăng giá mục tiêu lên thêm 1% là 84.100 đồng/cp.
  • VND cập nhật & đánh giá KQKD cổ phiếu FPT. Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN và thăng giá mục tiêu lên thêm 34% là 157.300 đồng/cp.
  • VND báo cáo lần đầu về cổ phiếu DPM. Khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu là 38.600 đồng/cp.
 
Dưới đây là bài tổng hợp khuyến nghị của các công ty Chứng khoán, iPro không đưa ra với mục đích khuyến nghị mua/bán. Mọi thông tin chi tiết về điểm mua/bán phù hợp xin vui lòng liên hệ Tư vấn trực tuyến của iPro.
 
Bạn có thể theo dõi thêm các thông tin của iPro qua các kênh sau:
▶️ iPro-Youtube: Tại đây
▶️ iPro-Tiktok: Tại đây
▶️ iPro-Learning by Sharing: Tại đây
 
 
SSI - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI

CÔNG TY CỔ PHẦN LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN (BSR:UPCOM)

Lợi nhuận có thể chạm đáy trong Q2/2024

Kế hoạch kinh doanh năm 2024: Công ty đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2024 lần lượt là 95,3 nghìn tỷ đồng (-35% svck) và 1,15 nghìn tỷ đồng (-87% svck). BSR sẽ chi trả 7% cổ tức tiền mặt cho năm 2023, tương đương tỷ suất cổ tức là 3,1% ở mức giá hiện tại.

Lợi nhuận ròng Q1/2024 giảm 30% svck đạt 1,14 nghìn tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ giảm và crack spread thu hẹp. Sản lượng tiêu thụ Q1/2024 giảm 10% svck đạt 1,52 triệu tấn do nhà máy lọc dầu tạm dừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng trong vòng 48 ngày từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4, khiến sản lượng sản xuất giảm 10% về 1,57 triệu tấn.

Dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất: Dự án mở rộng sẽ nâng công suất thiết kế thêm 15,5% từ 148 nghìn thùng/ngày lên 171 nghìn thùng/ngày, nâng cấp chất lượng đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn Euro V, đồng thời nâng cao tính linh hoạt của nhà máy trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào Q3/2028 với tổng vốn đầu tư là 36,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,49 tỷ USD. Vốn chủ sở hữu/nợ của dự án được lên kế hoạch theo 3 kịch bản với tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nợ vay lần lượt là 60/40, 70/30 và 80/20. Trong thời gian tới, công ty sẽ xin chấp thuận từ Chính phủ để tăng vốn điều lệ thêm 60% lên khoảng 50 nghìn tỷ đồng, thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng dự kiến thực hiện trong năm 2024-2025.

Cập nhật tiến độ niêm yết trên sàn HOSE: BSR vẫn đang làm việc với UBCKNN Việt Nam về vấn đề nợ quá hạn của công ty con (BSR-BF) để niêm yết trên HOSE. Công ty cũng đang xem xét thực hiện thủ tục giải thể đối với công ty con để loại trừ kết quả kinh doanh khỏi báo cáo tài chính hợp nhất. Ban lãnh đạo BSR kỳ vọng sẽ có bức tranh rõ ràng hơn về vấn đề này vào Q3/2024.

Ước tính lợi nhuận

Do lợi nhuận Q1/2024 phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi, chúng tôi duy trì dự báo lợi nhuận ròng năm 2024 là 5,8 nghìn tỷ đồng (-31,6% svck). Trong Q2/2024, lợi nhuận có thể đạt mức tăng trưởng âm do nhà máy bảo dưỡng trong tháng 4, giá dầu giảm cùng với crack spread thu hẹp. Tuy nhiên, ban lãnh đạo kỳ vọng crack spread có thể phục hồi vào tháng 6. Do đó, lợi nhuận có thể sẽ chạm đáy trong Q2/2024 và phục hồi trong các quý tiếp theo.
 

Trong năm 2025, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận ròng sẽ tăng 14,7% đạt 6,63 nghìn tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ phục hồi 12% svck. Theo BSR, chu kỳ bảo dưỡng nhà máy đã được thay đổi từ 3 năm như trước đây thành 4 năm.

Định giá và luận điểm đầu tư

Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu BSR với giá mục tiêu 1 năm là 23.000 đồng/cổ phiếu (từ 21.600 đồng/cp) dựa trên lợi nhuận trung bình năm 2024/2025 và P/E và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 9x và 5,5x. Mặc dù lợi nhuận Q2/2024 có thể sẽ giảm đáng kể, việc lợi nhuận chạm đáy, bảng cân đối kế toán mạnh và việc chuyển niêm yết sang sàn HOSE có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong dài hạn.



TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM - CTCP (POW:HOSE)

Công suất thấp sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận năm 2024

Luận điểm đầu tư: Chúng tôi cho rằng POW có mức nền lợi nhuận thấp trong Q1/2024 và các quý tới sẽ ghi nhận kết quả tích cực hơn. Trên thực tế, chúng tôi quan sát thấy công ty đạt sản lượng và LNST thấp nhất trong Q1/2024 so với cùng kỳ năm 2018-2023 do: 1) Nhà máy Nhơn Trạch 2 (NT2: HOSE) được giao sản lượng hợp đồng (Qc) không đáng kể (chỉ ở mức 1 triệu kWh so với 750-1.000 triệu kWh của mỗi quý đầu tiên trong giai đoạn 2018-2023); và 2) nhà máy Hủa Na (HNA: HOSE) và Đakđrinh phải vận hành hạn chế để dự trữ đủ mực nước cho mùa nhu cầu điện cao điểm sắp tới. Cụ thể, so với giai đoạn 2018-2023, sản lượng Q1/2024 của nhà máy Hủa Na chỉ cao hơn Q1/2020 và sản lượng của nhà máy Đakđrinh chỉ cao hơn Q1/2019 và Q1/2020. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh Q1/2024 của công ty phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi gần như không thay đổi dự báo lợi nhuận cho năm 2024. Đối với năm 2025, do công ty đàm phán thành công số tiền bồi thường liên quan đến vấn đề kỹ thuật Tổ máy 1 của nhà máy Vũng Áng 1, chúng tôi ước tính số tiền bồi thường là khoảng 1 nghìn tỷ đồng sẽ được ghi nhận trong năm 2025-2026. Cụ thể, chúng tôi dự báo NPATMI sẽ giảm 22% svck trong năm 2024 (so với mức giảm 50% svck trong năm 2023) và mức phục hồi 104% svck trong năm 2025 từ mức nền lợi nhuận thấp trong năm 2024. Chúng tôi nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu POW lên KHẢ QUAN (từ TRUNG LẬP), với giá mục tiêu 12 tháng là 13.900 đồng/cổ phiếu (tương đương tiềm năng tăng giá là 14,9%; dựa trên phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA).
 
 

Yếu tố hỗ trợ ngắn hạn: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (NLDC) dự kiến mùa cao điểm nhu cầu điện ở Việt Nam sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7/2024, đồng nghĩa với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải tăng mức huy động điện trên toàn quốc trong Q2/2024. Do đó, chúng tôi cho rằng Q2/2024 có thể là quý mà POW có thể sẽ ghi nhận sản lượng giao dịch cao nhất so với các quý khác. Chúng tôi nhận thấy sẽ có ít rủi ro giảm giá đối với POW trong ngắn hạn.

Yếu tố hỗ trợ tăng giá: 
  • Việc triển khai sử dụng LNG nhanh hơn dự kiến cho các nhà máy điện khí và nhà máy điện nhiên liệu LNG của Việt Nam có thể giải quyết vấn đề cạn kiệt tại các mỏ khí trong nước.
  • Dự án Nhơn Trạch 3&4 vận hành thương mại nhanh hơn dự kiến.
  • Ghi nhận số tiền bồi thường sớm hơn dự kiến (khoảng 1 nghìn tỷ đồng) liên quan đến sự cố kỹ thuật của Tổ máy 1 tại nhà máy Vũng Áng 1.

Rủi ro giảm giá:
  • Nhu cầu điện yếu hơn dự kiến có thể khiến giá thị trường điện (FMP) giảm.
  • Biến động không lường trước của giá khí, LNG và than.
  • Thiếu hụt khí trầm trọng hơn dự kiến.
  • Vấn đề tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam kéo dài hơn dự kiến.
  • Thời tiết kém thuận lợi hơn dự kiến ảnh hưởng tới công suất hoạt động của các nhà máy thủy điện.
  • Các vấn đề kỹ thuật bất ngờ ảnh hưởng đến công suất hoạt động của nhà máy điện.
  • Dự án Nhơn Trạch 3&4 vận hành thương mại chậm hơn dự kiến. Chúng tôi duy trì dự báo Nhơn Trạch 3&4 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025-2026.

Tóm tắt định giá:
 


VND - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VNDIRECT

TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM - CTCP (GAS:HOSE)

Sản lượng LNG cao bù đắp sản lượng khí khô giảm
  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị Trung lập với tiềm năng tăng giá 9,6% và tỷ suất cổ tức 4%. Chúng tôi tăng giá mục tiêu lên 1% trong khi giá cổ phiếu đã giảm 1% kể từ báo cáo gần nhất của chúng tôi.
  • Nguyên nhân chính khiến giá mục tiêu tăng là do điều chỉnh dự phóng EPS giai đoạn 2024-25 và đánh giá lại chi phí vốn bình quân.
  • P/E trượt 12T ở mức 16,1x thấp hơn so với P/E bình quân 5 năm 16.5x nhưng cao hơn so với ngành. Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh triển vọng tăng trưởng kép EPS là 0,3% trong ba năm tới.
 


Tiêu điểm tài chính
  • Doanh thu Q1/24 tăng 10% svck lên 23.300 tỷ đồng do sản lượng khí LPG tăng bù đắp cho sản lượng bán khí khô giảm.
  • LN ròng Q1/24 giảm 25% svck và 8% sv quý trước xuống còn 2.500 tỷ đồng chủ yếu do biên LN gộp giảm do đóng góp của mảng khí khô thấp hơn.
  • Chúng tôi dự báo sản lượng khí khô sẽ giảm 5,6% svck trong năm 2024 sau đó tăng trở lại 3,3% svck năm 2025 với mức tăng trưởng LN ròng là -1,9%/5,0% svck.
 


Luận điểm đầu tư

Nguồn cung thắt chặt giữ giá dầu cao trong 2024 trước khi hạ nhiệt trong 2025


Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng giá dầu Brent toàn cầu sẽ duy trì ở mức cao, trung bình 85 USD/thùng (+4% svck) do tồn kho giảm sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng và căng thẳng địa chính trị kéo dài. Năm 2025, giá được dự báo giảm xuống 80 USD/thùng do nguồn cung tăng, dù bất ổn địa chính trị vẫn có thể gây biến động.

Sản lượng khí nội địa thấp gây áp lực lên biên LN gộp

Sản lượng dầu và khí của Việt Nam liên tục giảm kể từ năm 2015 chủ yếu do thiếu các dự án khai thác lớn và duy trì mức thấp trong nhiều năm. Hơn nữa, các nguồn khí giá rẻ đang dần cạn kiệt trong khi các nguồn khí mới đắt hơn do điều kiện khai thác khó khăn, dẫn đến điện khí phải chịu sự cạnh tranh cao từ các nguồn điện khác. Sản lượng khí thấp và chi phí khí đầu vào cao hơn đã kéo biên LN phân khúc khí khô xuống, trực tiếp gây áp lực lên biên LN gộp tổng hợp của GAS.

Nhu cầu điện cao thúc đẩy sản lượng LNG năm 2024

Nhu cầu điện cao vào 2024, nguồn cung khí đốt trong nước cạn kiệt thúc đẩy EVN và PVN nhanh chóng chuyển đổi sang LNG như một giải pháp thay thế. Trong 5M24, GAS đã nhập khẩu 3 chuyến tàu với hơn 204.000 tấn LNG cung cấp cho các nhà máy điện của EVN để phát điện phục vụ mùa khô cao điểm. Vì vậy, chúng tôi dự phóng LNG Thị Vải sẽ hoạt động với công suất 30% vào năm 2024 thay vì mức 15% công suất ước tính trước đó.

NT3&4 đi vào hoạt động sẽ là động lực cho nhu cầu LNG trong trung hạn

Chúng tôi kỳ vọng quá trình đàm phán PPA cho NT3&4 sẽ sớm được đẩy nhanh do nhu cầu điện cao và dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện khí của Việt Nam có một số điểm mà chúng tôi cho là có thể thúc đẩy quá trình này. Chúng tôi cũng dự đoán rằng NT3&4 có thể đi vào hoạt động thương mại trong Q1/25 thay vì Q4/24 như kế hoạch của PVPower.



CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (FPT:HOSE)

Định giá lại nhờ triển vọng chip bán dẫn
  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN. Chúng tôi tăng 34% giá mục tiêu trong khi giá cổ phiếu đã tăng 11% kể từ báo cáo trước.
  • Động lực chính hỗ trợ giá mục tiêu của chúng tôi đến từ triển vọng chip bán dẫn, sự tăng trưởng bền vững của dịch vụ CNTT toàn cầu và ngành giáo dục.
  • Tỷ lệ P/E trượt 25,2x, cao hơn P/E dự phong năm 2024, được thúc đẩy bởi tăng trưởng 22% của EPS cho giai đoạn 24-25, nhờ sự yêu thích của thị trường với câu chuyện bán dẫn và tình hình vĩ mô tốt hơn.
Điểm nhấn tài chính 
  • Chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2024/25 sẽ tăng lần lượt là 19,9%/19,7% svck và 22,5%/19,6% svck.
  • Chúng tôi kỳ vọng mảng dịch vụ CNTT và giáo dục năm 2024 tăng 24,3% và 17% svck
  • FPT sẽ duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 20% và cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được phát hành với tỷ lệ 15% vào năm 2024Chúng tôi dự báo tăng trưởng kép 22% đối với EPS trong giai đoạn 24-25, dựa trên chiến lược mở rộng đối với dịch vụ CNTT và giáo dục toàn cầu.
Luận điểm đầu tư

Chíp bán dẫn sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn của FPT


FPT đã hợp tác với NVIDIA để thành lập một Nhà máy Trí tuệ nhân tạo trị giá 200 triệu đô la với hệ thống siêu máy tính GPU H100 của Nvidia, nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển Trí tuệ nhân tạo và tăng cường phát triển ngành công nghệ bán dẫn, và có thể bao gồm việc sản xuất GPU tại Việt Nam. Chúng tôi dự kiến FPT sẽ có một vị trí trong ngành công nghệ bán dẫn toàn cầu và đạt dược hợp đồng quan trọng từ các đối tác đặc biệt là Mỹ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu dài hạn.

Nhật Bản và APAC tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ CNTT toàn cầu

Doanh thu dịch vụ CNTT toàn cầu được dự báo sẽ tăng 25% svck trong năm 2024, dẫn đầu bởi thị trường Nhật Bản và APAC cùng với sự phục hồi ở Mỹ và EU. Chúng tôi dự kiến doanh thu từ Nhật Bản tăng 33% svck, do nhu cầu mạnh mẽ, mở rộng thị phần thông qua các thương vụ M&A và giá cả cạnh tranh. Chúng tôi dự báo APAC tăng 30% do chuyển đổi sang các giải pháp đám mây và mở rộng tệp khách hàng. Thị trường Mỹ và EU dự kiến sẽ phục hồi ở mức 18% và 15% svck.

Ngành giáo dục tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng dài hạn

Chúng tôi dự đoán ngành giáo dục sẽ duy trì mức tăng trưởng 17% trong năm 2024 do thiếu hụt nhân công CNTT tay nghề cao tại Việt Nam (trung bình 200.000 người). Để đáp ứng nhu cầu gia tăng, FPT đã triển khai hai chuyên ngành mới nhằm thu hút 30.000- 50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030 và mở rộng các tòa nhà và cơ sở vật chất của Đại học FPT trên khắp năm cơ sở của trường. Công ty cũng tiếp tục mở cơ sở mới cho K12 và cơ sở đào tạo nghề ở các tỉnh cấp 2 và cấp 3 vào năm 2024.

Sự phát triển của trung tâm dữ liệu là động lực chính cho tăng trưởng của Viễn thông trong giai đoạn 24-25

Theo HĐQT, trung tâm dữ liệu dự kiến sẽ ra mắt tại Hồ Chí Minh (công suất 50-100MW vào cuối năm 2024/đầu năm 2025) để phục vụ dịch vụ mới về AI và Big Data, và 1 trung tâm ở Hà Nội cũng sẽ được xây dựng do nhu cầu sử dụng dữ liệu gia tăng. Sau đó, công ty cũng tìm cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng cáp ngầm để có dung lượng dữ liệu cao, mục tiêu dự kiến tăng trưởng doanh thu 25-30% mỗi năm cho hoạt động kinh doanh cáp ngầm, định giá trên xấp xỉ PE trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 24,4x.
 


TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ - CTCP (DPM:HOSE)

Lợi nhuận phục hồi từ nền thấp 
  • Chúng tôi đưa ra khuyến nghị Trung lập với mức tăng trưởng 8,7% và tỷ suất cổ tức 5,6%.
  • DPM là doanh nghiệp phân bón hàng đầu tại Việt Nam, với 38% thị phần tiêu thụ Ure nội địa. DPM cũng chiếm lần lượt 11%/25% thị phần NPK/NH3.
  • P/E trượt hiện ở mức 26,9 lần, cao hơn trung bình ngành trong khu vực (19,x) nhưng hợp lý với vị trí dẫn đầu và triển vọng KQKD của công ty. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với mức P/E 25,5x lần.

Tiêu điểm tài chính 
  • Lợi nhuận (LN) ròng Q1/24 tăng 46,4% svck lên 328 tỷ đồng do DT sản phẩm nội địa tăng 15,7% svck và biên lợi nhuận gộp tăng 2,8 điểm % svck.
  • Tình hình tài chính vững mạnh với tổng tài sản thanh khoản cuối Q1/24 chiếm 71% tổng tài sản giúp DPM đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động.
  • Chúng tôi dự báo LN ròng năm 2024 sẽ tăng 33% svck lên 710 tỷ đồng, chủ yếu nhờ sự phục hồi của hoạt động thương mại (trading).

Luận điểm đầu tư

Hoạt động trading phục hồi hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong năm 2024


Chúng tôi kỳ vọng biên LN gộp năm 2024 sẽ tăng 1,6 điểm % svck lên 13,8% do biên LN gộp mảng trading tăng 11,1 điểm % svck lên 8,3% và biên LN gộp mảng kinh doanh sản phẩm nội địa đi ngang. Biên LN gộp mảng trading phục hồi do kỳ vọng giá phân bón nhập khẩu sẽ giảm 10% svck trong khi giá bán phân bón Ure trung bình trong nước của DPM chỉ giảm 2,5% svck.

Luật thuế GTGT sửa đổi sẽ hỗ trợ biên LN gộp từ năm 2025

Luật thuế GTGT (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội và xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 8 (T10/2024). Chúng tôi kỳ vọng Quốc hội sẽ thông qua dự thảo, cho phép chuyển đổi phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Nếu được thông qua, chúng tôi ước tính biên LN gộp của DPM năm 2025 sẽ tăng 2.3 điểm % so với dự báo hiện tại của chúng tôi .

Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao, phù hợp để lựa chọn đầu tư dài hạn

DPM duy trì tỷ lệ cổ tức tiền mặt/LN ròng trung bình 76% từ năm 2019-23. Với triển vọng LN khả quan và tình hình tài chính vững mạnh, chúng tôi kỳ vọng DPM sẽ tiếp tục chính sách chi trả cổ tức cao trong những năm tới, phù hợp để nắm giữ dài hạn.

Thanh toán hết nợ vay trong năm 2023 hỗ trợ hiệu quả HĐKD

Chi phí lãi vay năm 2023 chiếm 7% EBIT. Việc thanh toán hết nợ vay trong năm 2023 sẽ giúp DPM cải thiện biên lợi nhuận ròng. Chúng tôi dự báo chi phí lãi vay của DPM sẽ giảm 76% svck xuống còn 17,3 tỷ đồng (chủ yếu đến từ khoản vay ngắn hạn nhỏ để tài trợ cho vốn lưu động).

Kỳ bảo dưỡng lần thứ 12 sẽ làm giảm sản lượng Urê trong năm 2025

DPM sẽ thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần thứ 12 (hai năm một lần, mỗi lần khoảng 1 tháng) vào năm 2025. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ khiến sản lượng Urê sản xuất giảm 5% svck. Kết hợp với giá bán Urê dự kiến giảm 7% svck, chúng tôi dự báo DT của DPM sẽ giảm 10% svck vào năm 2025.