TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CTCK NGÀY 20.11.2023

  • SSI cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu TCB. Duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 34.500 đ/cp (giá mục tiêu cũ là 38.700 đ/cp).
  • SSI cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu SCS. Duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 69.300 đ/cp (giá mục tiêu cũ là 74.800 đ/cp).
  • SSI cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu NT2. Khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm là 27.620 đ/cp (giá mục tiêu cũ là 74.800 đ/cp).
  • SSI cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu QNS. Hạ khuyến nghị từ Khả quan xuống TRUNG LẬP và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 53.500 đ/cp (giá mục tiêu cũ là 65.000 đ/cp).
  • SSI cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu SAB. Hạ khuyến nghị từ Khả quan xuống TRUNG LẬP và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 76.000 đ/cp (giá mục tiêu cũ là 92.500 đ/cp).
  • MAS cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu SIP. Duy trì khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 1 năm là 89.000 đ/cp.
  • MAS cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu DPG. Hạ đánh giá từ Mua xuống còn TĂNG TỶ TRỌNG và duy trì mức giá mục tiêu 1 năm là 44.733 đ/cp.
  • BSC cập nhật và đánh giá KQKD cổ phiếu KDHDuy trì khuyến nghị MUA và điều chỉnh giá mục tiêu 1 năm xuống còn 38.300 đ/cp.
 
Dưới đây là bài tổng hợp khuyến nghị của các công ty Chứng khoán, iPro không đưa ra với mục đích khuyến nghị mua/bán. Mọi thông tin chi tiết về điểm mua/bán phù hợp xin vui lòng liên hệ Tư vấn trực tuyến của iPro.
 
Bạn có thể theo dõi thêm các thông tin của iPro qua các kênh sau:
▶️ iPro-Youtube: Tại đây
▶️ iPro-Tiktok: Tại đây
▶️ iPro-Learning by Sharing: Tại đây


SSI - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TCB:HOSE)

Phục hồi chậm

Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu TCB, mặc dù chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 34.500 đồng/cổ phiếu (từ 38.700 đồng) do chúng tôi áp dụng mức chiết khấu 10% đối với rủi ro tập trung của ngân hàng và giả định tỷ lệ nợ xấu tăng 40 điểm cơ bản so với dự báo trước đây. Trong Q3/23, chúng tôi nhận thấy số dư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng 21% so với quý trước (hoặc 8,5 nghìn tỷ đồng). Đồng thời, dư nợ cho vay đối với ngành bất động sản vẫn trên đà tăng 6,7% so với quý trước (hoặc 14 nghìn tỷ đồng). Chúng tôi không cho rằng việc tăng số dư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng là một điểm tích cực. Mặc dù ngân hàng đã đặt mục tiêu đa dạng hóa danh mục cho vay, nhưng trên thực tế tỷ trọng cho vay đối với chuỗi ngành bất động sản liên tục tăng trong những năm vừa qua. Các khoản cho vay dành cho ReCom (bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng) chiếm tới 43% tổng tín dụng của ngân hàng tại thời điểm cuối Q3/2023 (so với mức 32% vào năm 2020).

LNTT Q3/2023 nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi là 5,8 nghìn tỷ đồng. Hệ số NIM tốt hơn nhưng nợ xấu lại cao hơn kỳ vọng. Cụ thể, NIM cải thiện 43 điểm cơ bản so với quý trước, nhưng tỷ lệ nợ xấu trong nhóm bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh lên lần lượt là 2,5% (+50 điểm cơ bản) và 2,2% (+70 điểm cơ bản). Tỷ lệ nợ xấu đối với 2 nhóm khách hàng này tương đồng với giai đoạn 2016-2017. Lũy kế 9 tháng đầu năm 23, TCB ghi nhận 17,1 nghìn tỷ đồng LNTT (giảm 17,8% svck), hoàn thành 78% mục tiêu đặt ra tại ĐHCĐ của ngân hàng và 73% ước tính của chúng tôi trong năm 2023. Chúng tôi điều chỉnh giảm 2% ước tính LNTT cho năm 2023 và 2024 xuống lần lượt là 22,8 nghìn tỷ đồng (giảm 11% svck) và 26,3 nghìn tỷ đồng (tăng 15% svck), chủ yếu do chúng tôi giả định nợ xấu sẽ có thể tăng lên.

Quan điểm ngắn hạn: Chúng tôi kỳ vọng TCB sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận svck là 20% svck trong Q4/2023, ngược với xu hướng giảm trong ba quý vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng tăng trưởng quý 4 cũng nhờ mức nền thấp được thiết lập trong năm trước.

Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: Tỷ lệ hấp thụ cao hơn kỳ vọng tại các dự án BĐS mà TCB tài trợ; và mảng ngân hàng đầu tư và bancassurance phục hồi tốt hơn kỳ vọng.

Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Tỷ lệ hấp thụ thấp hơn kỳ vọng tại các dự án bất động sản mà TCB tài trợ; và mảng ngân hàng đầu tư và bancassurance phục hồi kém hơn kỳ vọng.

 
 


CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN (SCS:HOSE)

Chặng đường phục hồi trong năm 2024 khá gập ghềnh

Trong Q3/2023, SCS đạt doanh thu 171,6 tỷ đồng (giảm 14,5% dbvk và giảm 0,5% so với quý trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 145,7 tỷ đồng (giảm 9,4% svck và giảm 1,1% so với quý trước), tiếp tục xu hướng giảm svck từ Q4/2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SCS công bố tổng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 506 tỷ đồng (giảm 22,8% svck) và 422,5 nghìn tỷ đồng (giảm 19,8% svck), đạt hơn 70% ước tính gần nhất của chúng tôi cho năm 2023.

Ước tính: Chúng tôi duy trì kịch bản cơ sở là kinh tế sẽ hạ cánh mềm nhưng hạ dự báo tăng trưởng hàng hóa quốc tế đạt 10% svck (từ 20% svck) cho năm 2024, do lo ngại về nhu cầu yếu từ các đối tác thương mại của Việt Nam. Đối với sản lượng nội địa, chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng 5% svck. Chúng tôi cũng đã điều chỉnh giảm biên lợi nhuận gộp xuống khoảng 78% (từ mức trên 80% theo dự báo gần nhất), do tốc độ tăng trưởng hàng hóa quốc tế vẫn ở mức thấp và tỷ trọng phí nhượng quyền cao hơn so với quá khứ. Chúng tôi cũng đã điều chỉnh tăng doanh thu tài chính cho năm 2023 và 2024 do số dư tiền mặt và đầu tư ngắn hạn vẫn ở mức cao tính tại thời điểm cuối Q3/2023.

Với những thay đổi nêu trên, chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế Q4/2023 lần lượt là 172,3 tỷ đồng (giảm 12% svck) và 146,2 tỷ đồng (giảm 14% svck). Cho năm 2024, chúng tôi dự báo doanh thu sẽ đạt 717 tỷ đồng (tăng 5,7% svck) và LNTT đạt 585 tỷ đồng (tăng 2,8% svck).

Định giá: Với mức điều chỉnh dự báo lợi nhuận cho năm 2024, chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 69.300 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá khoảng 6%) theo pp định giá DCF, giảm 7% so với mức giá mục tiêu gần đây là 74.800 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu SCS. Yếu tố hỗ trợ tăng/Rủi ro giảm đối với khuyến nghị của chúng tôi liên quan đến tính biến động cao của nên kinh tế toàn cầu trong năm 2024 và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng sản lượng hàng hóa của SCS.

Quan điểm 3 năm tới: Chúng tôi nhận thấy SCS có vị thế tốt để nắm bắt đà tăng trưởng của hàng hóa hàng không tại miền Nam và có cơ hội mở rộng công suất từ sân bay quốc tế Long Thành (dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2026).

 


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2 (NT2:HOSE)

Lợi nhuận dự kiến phục hồi trong năm 2024

Luận điểm đầu tư: Việc không có khoản nợ nước ngoài có thể giúp NT2 tránh được tác động rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang gặp khó khăn về tài chính nên vòng quay chuyển đổi tiền mặt của NT2 đã vượt quá 100 ngày trong năm 2023 do EVN trì hoãn thanh toán tiền bán điện. Để đảm bảo đủ vốn lưu động cho hoạt động, NT2 đã tăng nợ ngắn hạn lên 926 tỷ đồng (tại thời điểm cuối tháng 9/2023 so với 630 tỷ đồng tại thời điểm cuối Q3/2022). Do đó, NT2 khó có thể chi trả mức cổ tức hấp dẫn cho năm 2023 và 2024 như năm 2022 (2.500 đồng/cổ phiếu hay tỷ suất cổ tức là 8,7%). Chúng tôi cũng dự báo LNST năm 2023 sẽ giảm 52% svck. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lợi nhuận sẽ phục hồi trong năm 2024 (tăng 37% svck theo ước tính của chúng tôi) vì công suất hoạt động của NT2 sẽ cải thiện do không tiến hành bảo dưỡng lớn và tình trạng thiếu khí ít trầm trọng hơn như năm 2023. Kết quả kinh doanh Q4/2023 của NT2 có thể là yếu tố hỗ trợ ngắn hạn đối với giá cổ phiếu NT2 vì NT2 đã hoàn tất bảo dưỡng vào cuối tháng 10, cho thấy lợi nhuận sẽ tăng trưởng so với quý trước. Chúng tôi ước tính LNST Q4/2023 sẽ tăng 6,3% svck. Thông thường, nhu cầu điện hàng năm thường tốt vào tháng 11 và tháng 12. Với giá mục tiêu 1 năm theo pp DCF là 27.620 đồng/cp (tương đương tiềm năng tăng giá 12,7%), chúng tôi hiện khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu NT2.

Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: NT2 và Nhơn Trạch 1 phải chia sẻ khí đầu vào trong Q2/2023 do tình trạng thiếu điện trầm trọng và các mỏ khí đang dần cạn kiệt, khiến công suất hoạt động của NT2 thấp hơn thường lệ. Từ năm 2020, PV Power (POW: HOSE) (công ty mẹ của NT2) và PV GAS (GAS: HOSE) đã lên kế hoạch phát triển kho cảng LNG Thị Vải để cung cấp LNG cho Nhơn Trạch 1 nhằm giảm bớt áp lực thiếu khí cho NT2 trong dài hạn. Chúng tôi chưa đưa yếu tố này vào các dự báo cho giai đoạn 2023-2028 do lo ngại về mức độ sẵn sàng của các nhà máy điện khí trong việc sử dụng nguồn LNG giá cao vào sản xuất điện so với khí đốt tự nhiên.

 


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI (QNS:UPCOM)

Giá đường duy trì quanh mức đỉnh

Luận điểm đầu tư: Chúng tôi hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP (từ KHẢ QUAN) đối với cổ phiếu QNS, với giá mục tiêu là 53.500 đồng/cổ phiếu (từ 65.000 đồng/cổ phiếu), do chúng tôi điều chỉnh giảm 5% ước tính lợi nhuận năm 2024 và giảm P/E mục tiêu cho mảng đường. Chúng tôi cân nhắc đến việc giá đường có thể đang tiến gần đến đỉnh của chu kỳ và khó có thể duy trì trong niên vụ 2024/2025. Tiềm năng tăng giá theo giá mục tiêu mới là 14% (tổng mức sinh lời là 22%). Chúng tôi vẫn duy trì ước tính tăng trưởng kinh doanh tích cực, nhờ giá đường trong nước tăng cao và sản lượng đường RS tăng trưởng ổn định. Công ty cũng duy trì chi trả cổ tức bằng tiền mặt ổn định với tỷ suất cổ tức năm 2024 là 7,5%.
  • Kết quả kinh doanh 10T23: Doanh thu thuần của QNS đạt 8,8 nghìn tỷ đồng (tăng 24% svck) và LNTT đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng 72% svck), hoàn thành lần lượt 87% và 78% dự báo năm 2023 của chúng tôi. Theo đó, LNTT đạt 184 tỷ đồng (giảm 5% so với tháng trước) trong tháng 10. Mảng đường là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính với doanh thu thuần đạt 3,55 nghìn tỷ đồng (tăng gấp đôi svck) và LNTT đạt 850 tỷ đồng (tăng gấp 4 lần svck). Ước tính sản lượng tiêu thụ đường đạt 190 nghìn tấn (tăng 86% svck). Giá đường thế giới vẫn neo ở mức cao nhất trong 10 năm là 0,27 USD/lb, do lo ngại về khả năng nguồn cung đường giảm do thời tiết El Nino. Tuy nhiên, tăng trưởng của QNS bị kéo lùi do mảng sữa đậu nành hoạt động kém khả quan. Doanh thu thuần và LNTT ở mảng sữa đậu nành lần lượt đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (giảm 7% svck) và 665 tỷ đồng (tăng 3% svck). Mức tiêu thụ sữa đậu nành đạt 70 triệu lít (giảm 8% svck, tăng 5% so với quý trước), do nhu cầu tiêu dùng phục hồi chậm hơn dự kiến và mức tiêu thụ sữa giảm nhiều hơn dự kiến.
  • Ước tính lợi nhuận: Cho năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và LNST của QNS lần lượt là 9,9 nghìn tỷ đồng (tăng 20% svck) và 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng 51% svck). Cho năm 2024, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 11 nghìn tỷ đồng (tăng 10% svck) và 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 8% svck). Theo đó, chúng tôi điều chỉnh giảm 5% ước tính LNST cho cả năm 2023 và 2024 do mảng sữa đậu nành yếu hơn dự kiến.

Quan điểm ngắn hạn: Giá đường toàn cầu neo ở mức cao sẽ hỗ trợ tích cực cho các cổ phiếu đường, như QNS. Giá đường nội địa cao và sản lượng tiêu thụ tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của mảng đường trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo sản lượng tiêu tiêu thụ đường sẽ giảm so với quý trước trong Q4/2023. Trong Q4/2023 và Q1/2024, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành sẽ giảm so với quý trước do mức tiêu dùng phục hồi chậm hơn dự kiến. Thông thường, quý đầu năm cũng có lợi nhuận ròng thấp nhất. Chúng tôi ước tính lợi nhuận Q2/2023 có thể đã đạt đỉnh so về quý và lợi nhuận Q4/2023 có thể giảm nhẹ svck.

Rủi ro tăng/giảm: Giá đường cao/thấp hơn dự kiến; và mức tiêu thụ sữa đậu nành cao hơn/thấp hơn dự kiến.

 


TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SAB:HOSE)

Lợi nhuận Q3 không như kỳ vọng, dự đoán phục hồi vào nửa cuối 2024

Trong Q3/2023, SAB công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng thấp hơn dự kiến lần lượt ở mức 7,4 nghìn tỷ đồng (giảm 14% svck) và 1 nghìn tỷ đồng (giảm 23% svck). Sự phục hồi đã không diễn ra như ban lãnh đạo kỳ vọng, trong khi Nghị định 100 vẫn tiếp tục làm giảm mức tiêu thụ của toàn ngành. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SAB công bố tổng lợi nhuận ròng là 2,2 nghìn tỷ đồng (giảm 25,6% svck), vẫn cách khá xa với kế hoạch năm 2023, lần lượt hoàn thành 54% và 57% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng.

Công ty được hưởng lợi từ xu hướng chuyển từ sản phẩm cao cấp xuống sản phẩm phổ thông. Thương hiệu bia Sài Gòn của công ty vẫn là thương hiệu đứng đầu trong phân khúc phổ thông, trong khi các đối thủ như Heineken hay Carlsberg chỉ chiếm thị phần nhỏ. Tuy vậy, ban lãnh đạo dự kiến sản lượng sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế trong nước phục hồi, dự kiến muộn nhất là vào nửa cuối năm 2024. Biên lợi nhuận gộp Q3/2023 giảm 110 điểm cơ bản svck mặc dù giá bán tăng, do chi phí nguyên liệu tăng cao. Tỷ lệ chi phí quảng cáo&khuyến mãi (QCKM)/doanh thu ở mức 9,3% so với 8,9% trong Q2/2023. Khi các đối thủ cạnh tranh tăng chi tiêu để giành thị phần từ nhóm khách hàng trung lập (không có yêu thích một loại bia nào cụ thể) thì SAB cũng đã phải thực hiện chi tiêu để bảo vệ thị phần.

Cho cả năm 2023, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng xuống lần lượt là 30,5 nghìn tỷ đồng (giảm 13% svck) và 4,4 nghìn tỷ đồng (giảm 21% svck), thấp hơn lần lượt 8% và 10% so với ước tính trước đây, chủ yếu do sự điều chỉnh giảm giả định về sản lượng (do mức tiêu thụ bia giảm). Cho năm 2024, chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ lần lượt đạt 32,5 nghìn tỷ đồng (tăng 7% svck) và 5 nghìn tỷ đồng (tăng 15% svck), thấp hơn lần lượt 10% và 12% so với ước tính trước đây của chúng tôi. Chúng tôi giả định sản lượng tiêu thụ phục hồi nhẹ 3% svck trong năm 2024, do giá bán trung bình ở mức cao và Nghị định 100 tiếp tục làm ảnh hưởng tới mức tiêu thụ tới mức chưa thể trở lại mức tiêu thụ trước đại dịch Covid (2018: 35,9 nghìn tỷ đồng, 2019: 37,9 nghìn tỷ đồng). Ban lãnh đạo có thể sẽ kiểm soát chặt hơn các khoản chi phí quảng cáo và khuyến mãi so với năm 2023 để cải thiện biên lợi nhuận.

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 76.000 đồng/cổ phiếu (từ 92.500 đồng/cp), dựa trên sự kết hợp phương pháp DCF và hệ số P/E là 23x (từ mức 24x ở báo cáo trước). Với tiềm năng tăng trưởng là 19,3% so với giá hiện tại, chúng tôi hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu xuống TRUNG LẬP (từ KHẢ QUAN).

Quan điểm ngắn hạn: Trong Q4/2023, chúng tôi kỳ vọng SAB sẽ ghi nhận doanh thu -15% svck, nhưng lợi nhuận ròng sẽ tăng 2% svck, nhờ mức nền lợi nhuận thấp trong Q4/2022 (do ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào và chi phí QCKM cao).

Rủi ro: Chi phí nguyên vật liệu thấp hơn dự kiến sẽ là cơ hội; trong khi sản lượng tiêu thụ thấp hơn dự kiến do cạnh tranh gay gắt sẽ là rủi ro.

 
 

MAS - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MIREA ASSET (VIỆT NAM)

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SÀI GÒN VRG (SIP:UPCOM)

Cập nhật kết quả 9 tháng
  • Cập nhật 9T/2023, lợi nhuận tiếp tục duy trì xu hướng ổn định. Quý 3/2023 với doanh thu đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ (svck) và nhích nhẹ 3% so quý trước, lãi ròng cũng chỉ tăng 1% svck và giảm 25% so quý trước về mức 194 tỷ đồng. Lũy kế 9T/2023 công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.762 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ (svck) trong khi lãi ròng giảm 9% về còn 617 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền từ việc cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) 9 tháng đầu năm 2023 vẫn ổn định, tăng 71% so cùng kỳ khi đạt 527 tỷ đồng. SIP đã hoàn tất hợp đồng cho thuê 20 ha tại KCN Phước Đông trong 9 tháng đầu năm 2023.
  • SIP lọt vào danh mục MSCI Frontier Market Index. MSCI vừa công bố chính thức thêm 14 cổ phiếu vào rổ danh mục MSCI Frontier Market Index, trong đó có đến 6 cổ phiếu Việt Nam gồm: CEO, EVF, KOS, SIP, VPB và CTR, Các thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12. Hiện có rất nhiều quỹ lớn, quy mô hàng trăm triệu USD đang phân bổ vào các thị trường cận biên (bao gồm Việt Nam) dựa trên rổ MSCI Frontier Markets Index, trong đó đáng chú ý là quỹ iShares Frontier and Select EM ETF (Ishare) hiện có quy mô hơn 600 triệu USD. Tuy nhiên do danh mục Ishare hiện nay có khoảng 165 mã cổ phiếu nên tỷ trọng phân bổ cho SIP (nếu được chọn) cũng sẽ rất thấp.
  • Hợp tác đầu tư logistic tại KCN Lộc An. Trong quý 2 công ty thực hiện góp vốn đầu tư hợp tác kinh Doanh với giá trị 800 tỷ đồng, khoản đầu tư này được Chủ tịch HĐQT – Ông Trần Mạnh Hùng chia sẻ là khoản góp vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng cho thuê và trung tâm logistic tại KCN Lộc An – Bình Sơn, đón đầu nhu cầu lưu trữ và vận chuyên hang hóa khi cảng hang không Long Thành đi vào hoạt động. Lãnh đạo công ty đánh giá đây là một dự án rất tiềm năng đối với công ty trong tương lai.
  • Quỹ đất còn lai của SIP hiện đang có giá thuê rất tốt. Cập nhật về tình hình quỹ đất hiện nay của SIP như sau:
    • KCN Phước Đông – Bời Lời được chia thành hai khu A và B. Trong đó, khu A có tổng diện tích hơn 1,014 ha, diện tích cho thuê còn lại là 43.3 ha với giá thuê 80 - 100 USD/m2/chu kỳ thuê. Còn khu B có tổng diện tích 1,175 ha, diện tích cho thuê còn lại 756.3 ha với giá thuê 80 - 100 USD/m2/chu kỳ thuê.
    • KCN Đông Nam có tổng diện tích gần 286.8 ha với tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 88%, diện tích cho thuê còn lại 24.8 ha, giá thuê khoảng 260 USD/m2/chu kỳ thuê.
    • KCN Lê Minh Xuân 3 có tổng diện tích gần 231.3 ha với tỷ lệ lấp đầy hiện tại 32.03%, diện tích cho thuê còn lại 105.44ha, giá thuê khoảng 290 USD/m2/chu kỳ thuê.
    • KCN Lộc An – Bình Sơn, có vị trí nằm gần sân bay Long Thành. Tổng diện tích KCN này là 497.77 ha, tỷ lệ lấp đầy hiện tại 63.6%, diện tích cho thuê còn lại 131.25 ha với giá cho thuê 210 - 230 USD/m2/chu kỳ thuê. 
  • Chúng tôi điều chỉnh mức giá mục tiêu về 89.000 đ/cp sau khi SIP phát hành tăng vốn tỷ lệ 1:1 vào tháng 09/2023..
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠT PHƯƠNG (DPG:HOSE)

Phân khúc Xây dựng phục hồi

KQKD 9T23


CTCP Tập đoàn Đất Phương (DPG) báo cáo doanh thu quý 3 năm 2023 đạt 867 tỷ đồng (-1,5% YoY) và lợi nhuận gộp 95 tỷ đồng (-51,3% YoY). Tính đến 9T23, doanh thu và lợi nhuận gộp lần lượt đạt 2.026 tỷ đồng và 367 tỷ đồng. Dù doanh thu giảm nhẹ và gần như đi ngang nhưng lợi nhuận gộp giảm mạnh do doanh thu từ phân khúc Năng lượng sụt giảm mạnh. Ngược lại, phân khúc Xây dựng lại có kết quả trái ngược.

Phân khúc Xây dựng: Trong Quý 3 năm 2023, lĩnh vực này đã trở lại mạnh mẽ, đạt mức tăng lần lượt là 35% và 29% về doanh thu và lợi nhuận gộp nhờ khối lượng công việc trong các dự án cơ sở hạ tầng tăng lên. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng hơn 4% lên 10,5% từ mức 6,2% (YoY) do giá vật liệu xây dựng hạ nhiệt, đóng góp lớn vào lợi nhuận của DPG. Trong quý 3 năm 2023, DPG đã trúng thêm một số gói thầu thi công cơ sở hạ tầng, bao gồm cầu và đường cao tốc..

Phân khúc Năng lượng: Ngược lại với quý 1 và quý 2, sản lượng ngành Thủy điện giảm mạnh trong quý 3, với doanh thu giảm từ 105 tỷ đồng xuống 59 tỷ đồng (-43,8% YoY). Sự suy giảm như vậy là tương đối bất thường; tuy nhiên, công ty chưa thuyết minh thêm về vấn đề này.

Triển vọng đầu tư 2023 và định giá

Chúng tôi hạđánh giá xuống Tăng tỷ trọng (từ Mua) và duy trì mức giá mục tiêu là 44.733 đồng cho DPG, dựa trên phương pháp định giá DCF như đã đề cập trong báo cáo trước. Do quý 4 sản lượng thủy điện thường đạt mức cao nhất nên chúng tôi kỳ vọng doanh thu từlĩnh vực này sẽ ổn định trở lại trong quý 4 năm 2023. Ngoài ra, khối lượng công việc trong mảng Xây dựng có sựgia tăng mạnh mẽ trong Quý 3 năm 2023, đây là một dấu hiệu tích cực cho các quý sắp tới. Những sốliệu vềdoanh thu & lợi nhuận đến nay vẫn phù hợp với dự báo của chúng tôi, vì vậy chúng tôi kỳ vọng mức giá mục tiêu có thể đạt được trong thời gian tới.
 
 

BSC - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH NHÀ KHANG ĐIỀN (KDH:HOSE)
 
QUAN ĐIỂM ĐỊNH GIÁ

Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KDH và điều chỉnh giá mục tiêu 38,300 VND/CP (-5% so với giá mục tiêu cũ, tương đương upside +21.6%) phản ánh tác động của việc mở bán/thời điểm triển khai dự án thận trọng hơn.

DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Năm 2023: BSC giữ nguyên dự báo doanh thu thuần đạt 2,799 tỷ VND (-4%YoY) và điều chỉnh LNST-CĐTS tăng +25% so với dự báo cũ, đạt 1,036 tỷ VND (-2%YoY) do tăng biên LNG tại Classia khi hầu hết chi phí đã được hạch toán vào 4Q22 cũng như biên lợi nhuận trong 9T23 tốt hơn kỳ vọng. Năm 2024: Do điều chỉnh kỳ vọng về doanh thu mở bán, BSC điều chỉnh giảm dự báo DTT - 25% và LNST-CĐTS -5%, lần lượt đạt 4,560 tỷ VND (+63% YoY) và 928 tỷ VND (+8% YoY) đến từ bàn giao The Privia và các sản phẩm thấp tầng tại Emeria (Đoàn Nguyên) & Clarita.

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
  • Tổng giá trị mở bán mới (presales) được kỳ vọng sẽ bùng nổ giai đoạn 2024-2026 cao gấp 3.8 lần so với giai đoạn 2020-2023
  • Khả năng triển khai hai đại dự án KDC Tân Tạo và KĐT Phong Phú 2 rõ ràng hơn nhờ sự chủ động về nguồn vốn và chiến lược hợp tác tại cấp độ dự án với đối tác ngoại.

RỦI RO
  • Tiến độ triển khai, mở bán chậm hơn kỳ vọng tại các dự án KDC Tân Tạo, Cụm dự án Phong Phú 2 và KCN Lê Minh Xuân mở rộng.
  • Đóng góp vào định giá từ 3 dự án trên tương đối lớn.

CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP

KQKD 3Q2023: KDH ghi nhận DTT đạt 616 tỷ VND (-23%YoY, +5%QoQ) và LNST-CĐTS đạt 208 tỷ VND (-27%YoY, -16%QoQ) chủ yếu đến từ bàn giao các sản phẩm biệt thự tại Classia. Biên LNG vẫn duy trì ở mức cao 70.2% (giảm so với 84.2% trong 2Q2023 và tăng so với 63.5% trong 3Q2022) nhờ (1) một phần chi phí giá vôn được đẩy mạnh hạch toán trong 4Q22 và (2) sản phẩm bàn giao là biệt thự.

Trong kỳ, KDH đã hoàn tất chuyển nhượng 49% công ty Bình Trưng Mới (CĐT dự án Clarita) với tổng giá trị 1,661 tỷ VND, lãi từ thoái vốn 875 tỷ VND (ghi nhận vào lợi nhuận sau thuế giữ lại). Qua đó, năng lực tài chính của DN được cải thiện đáng kể, tổng nợ vay giảm còn 4,985 tỷ VND (-26% YTD).